MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lao đầu làm việc chưa chắc mang lại hiệu quả tốt nhất: Biết vận hành "công tắc ngắt – nghỉ" này, vạn sự tự hanh thông

12-08-2020 - 09:34 AM | Sống

Cuộc sống nằm trong tay bạn, công việc quan trọng nhưng đừng tự biến mình thành một cỗ máy.

Dưới đây là chia sẻ của Robert Poynton trên The Guardian. Ông là Giám đốc của Chương trình Lãnh đạo Chiến lược - Chương trình Giáo dục Điều hành hàng đầu của ĐH Oxford đồng thời là tác giả của cuốn sách "Do - Pause" và "The Pause Project". Robert hiện tham gia các lĩnh vực khác nhau - từ lãnh đạo đến sáng tạo, đổi mới đến xây dựng thương hiệu:

Những cỗ máy được sinh ra để hoạt động với tốc độ không đổi và càng nhanh càng tốt. Chúng được thiết kế để làm việc liên tục. Thế giới thay đổi mỗi ngày nhờ sự hiện diện của những cỗ máy và dần thay đổi để làm quen với máy móc.

Công nghệ kỹ thuật số mang chúng gần với cuộc sống của chúng ta hơn bao giờ hết. Con người cầm điện thoại, nhưng chính chúng mới là thứ sở chúng ta trong tay. Phần lớn học cách thích nghi với máy móc và tuân theo các tiêu chuẩn của chúng: mọi người được đánh giá bằng tốc độ chứ không phải chất lượng. 

Chúng ta vô tình bị cuốn vào trong trạng thái "hoạt động không ngừng nghỉ". Những ý tưởng như vậy đang được thêu dệt vào văn hóa thường ngày. "Luôn hoạt động" trở thành một lối sống đáng tự hào hoặc khao khát.

Hầu hết mọi người đều bận rộn trong suốt khoảng thời gian của mình, nếu không phải là công việc thì là gia đình, việc nhà hoặc những quan hệ xã hội khác. Khi tôi hỏi thăm tình hình của bạn bè và người thân, câu trả lời nhận được hầu như là "bận" hoặc một số lý do khác tương đương. 

Bận rộn trở thành trạng thái bình thường trong cuộc sống của vì nó khiến chúng ta cảm thấy mình "có trách nhiệm và không bị bỏ lại phía sau".

Lao đầu làm việc chưa chắc mang lại hiệu quả tốt nhất: Biết vận hành công tắc ngắt – nghỉ, vạn sự tự hanh thông - Ảnh 1.

Dần dần, chúng ta giật mình nhận ra mình đã không nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian dài. Đối mặt với sự lo lắng đó, mọi người cố gắng giữ bình tĩnh bằng cách tiếp tục công việc, nhưng đến cuối cùng bạn đang theo đuổi điều gì và đã bỏ lỡ điều gì?

Trong vai trò với tư cách là đồng nghiệp tại Trường Kinh doanh Saïd của Đại học Oxford, tôi đã khám phá cách mọi người phản ứng với những hoàn cảnh phức tạp. Tôi có cơ hội gặp gỡ và quan sát hàng trăm nhà lãnh đạo, từ khắp nơi trên thế giới và mọi tầng lớp xã hội. Một số ít cảm thấy mình phải cải thiện sự cân bằng giữa "công việc và cuộc sống", nhưng họ lại không biết phải làm như thế. Ngược lại, những người thành công dường như luôn có thời gian, họ không vội vàng, hấp tấp. Họ có thời gian nghỉ cho riêng mình. Và chính khoảng thời gian đó mới là thứ giúp họ xử lý những tình huống không thể dự đoán hoặc ngoài tầm kiểm soát, chứ không phải nhờ khả năng tư duy.

Vài năm trước, tôi dành thời gian để tìm hiểu "tạm dừng" có nghĩa là gì. Tôi nhận ra rằng điều này không đơn giản như vẻ bề ngoài. Thời gian tạm dừng có thể là một khoảng thời gian yên tĩnh hoặc một năm nghỉ phép. Tôi đã tìm đến những người có thói quen tạm dừng: từ diễn viên, nghệ sĩ đến nhạc sĩ, nhà làm phim và các nhà sư thiền,… Tôi hỏi họ về giá trị của khoảng trống và cách họ tạo ra chúng cũng như kết quả là họ nhận được gì.

Tôi bắt đầu tạo ra những điểm tạm dừng trong công việc và cuộc sống của chính mình. Ví dụ, tôi nhận ra rằng khi viết, đi bộ ngắn là cách hiệu quả để sáng tạo thay vì tập trung cao độ. Khi mọi người đến thăm tôi ở Tây Ban Nha, nhiều người đã nhận ra khoảng thời gian ngắt kết nối có tác động như thế nào. Một người bạn đến từ Oregon của tôi đã nói: "Sau một ngày ở đây, tôi thấy mình đã giải quyết được những vấn đề mà tôi thậm chí còn không biết là mình đang gặp phải". Thời gian ở mỗi nơi không giống nhau.

Tôi nhận ra rằng, tạm dừng không có nghĩa là không có gì xảy ra. Nó hoạt động như một loại công tắc tắt mở. Như Helene Simonsen, một nhạc sĩ cổ điển đã nói: "Dù bạn đang làm gì, nếu bạn muốn điều gì khác xảy ra, bạn phải tạm dừng".

Một đạo diễn phim cũng chia sẻ về cách anh ấy sử dụng khoảng thời gian trễ để thu hút sự chú ý của đoàn làm phim: "Hãy tạm dừng trong khoảng thời gian một hoặc hai nhịp thở trước khi bạn nói 'Diễn!' và nó sẽ thay đổi mọi thứ". Một số khác miêu tả khoảng thời gian nghỉ như một "khoảng trống ngọt ngào", "phút dừng lại đáng giá" hoặc "sự hiện diện tích cực". Tạm dừng không phải là sự vắng mặt của suy nghĩ hoặc hành động, nó xuất hiện để sản sinh ra những ý tưởng mới.

Lao đầu làm việc chưa chắc mang lại hiệu quả tốt nhất: Biết vận hành công tắc ngắt – nghỉ, vạn sự tự hanh thông - Ảnh 2.

Khi tạm dừng rồi sau đó quay trở lại công việc, tôi thường thấy mọi thứ mới mẻ hơn. Đôi khi những lần tạm dừng là ngẫu hứng, không theo kế hoạch. Khi tôi gặp căng thẳng, tôi thường nói với bản thân: "Bình tĩnh! Mọi việc sẽ được giải quyết". Nó chấm dứt dòng suy nghĩ hỗn loạn và nhắc nhở tôi rằng tôi cần nghỉ ngơi. Lặp đi lặp lại câu nói một vài lần giúp làm dịu, kết nối tôi với cơ thể và nhịp thở của chính mình.

Bạn có thể luyện tập để tạm dừng trở thành thói quen. Một giám đốc điều hành mà tôi từng làm việc cùng sẽ dành ra năm phút cho riêng mình và không làm gì trước khi rời văn phòng. Anh ấy coi đó là cách để kết thúc một ngày và để những suy nghĩ về công việc ở lại nơi làm việc, thay vì mang chúng về nhà với mình. Bạn có bắt đầu với việc sắp xếp những khoảng dừng dài hơn và sâu hơn cho chính mình, và tạo ra một không gian dành riêng trong những phút nghỉ ngơi đó.

Nhưng đó có thể là một thách thức. Có một người đã phản bác tôi rằng: "Chúng ta sẽ phải trả giá cho những phút trì trệ đó!".Nhưng rồi một người khác trả lời: "Có lẽ ... nhưng cũng có những cái giá phải trả khi làm việc không ngừng nghỉ". Điều này cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan mà chúng ta đang mắc phải. Nếu thời gian là tiền bạc, thì việc tạm dừng sẽ khiến bạn phải trả giá. Nhưng còn cái giá của việc không tạm dừng? Đó là những cơ hội bạn đã bỏ lỡ, những khoảnh khắc bạn đánh mất, những kết nối bạn không tạo ra, những niềm vui mà bạn từ bỏ?

Lao đầu làm việc chưa chắc mang lại hiệu quả tốt nhất: Biết vận hành công tắc ngắt – nghỉ, vạn sự tự hanh thông - Ảnh 3.

Cuộc sống còn nhiều điều quan trọng hơn là công việc. Thời gian không phải là hàng hóa, không thể cất giữ hay mua bán. Thời gian thay đổi theo từng trải nghiệm của chúng ta. Một phút ăn kem không giống như một phút tập tạ. Hãy học cách từ bỏ suy nghĩ rằng thời gian là tuyến tính, đều đặn và khách quan, và nghĩ về nó theo cách chúng ta trải nghiệm nó. Thay vì để công việc và cuộc sống trở thành gánh nặng, hãy tạm dừng để trải nghiệm nhiều hơn. Tạm dừng giống như men: bạn không cần nhiều, nhưng nó là một thành phần quan trọng.

Hy vọng người trong chúng ta có thể sử dụng các khoảng dừng, dù lớn hay nhỏ theo cách riêng của mình, để không biến mình trở thành những cỗ máy và hãy nhớ rằng có nghỉ ngơi, vạn sự tự khắc hanh thông!

Thùy Anh

Nhịp sống kinh tế

Trở lên trên