Lao lực 15 năm, giám đốc bị sa thải trong chớp mắt: Trong vòng 2 năm, "kẻ thất nghiệp" trở thành ông chủ nhà băng lớn nhất nước Mỹ
Từng làm việc 80 giờ/tuần, Jamie Dimon bỗng chốc thành kẻ tay trắng. Không đầu hàng, ông nộp đơn xin việc khắp nơi để theo đuổi lý tưởng đến cùng.
- 09-12-2022Elon Musk làm việc 120 tiếng/tuần vẫn chưa bằng triệu phú này: Chưa biết dốc toàn lực, đừng mơ đến thành công
- 09-12-2022Không phải đầu tư hay tiết kiệm, đây mới là con đường hiệu quả nhất để thành triệu phú
- 09-12-2022Giáo sư nổi tiếng chỉ ra kiểu giáo dục tai hại khiến các con ganh ghét nhau
- 08-12-2022Không phải EQ hay IQ, đây mới là chỉ số quyết định thành - bại
- 07-12-2022Ngôi trường quốc tế đào tạo công dân toàn cầu ngay tại Việt Nam: Giáo dục theo hướng không bài tập về nhà, con gái 'MC quốc dân' cũng học tại đây
Khi Jamie Dimon còn là một chàng sinh viên mới tốt nghiệp đại học, ông nhận được lời mời làm trợ lý của Sandy Weill. Lúc này Weill là Giám đốc vận hành của ông lớn American Express (AmEx).
Gắn bó 15 năm, đến ngày thành danh thì bị sa thải
Ông đã gắn bó với người thầy của mình kể cả khi Weill rời bỏ AmEx để xây dựng đế chế mới. Sau hơn một thế kỷ nỗ lực, cuối cùng Weill đã trở thành CEO của ngân hàng đầu tư Citigroup vào năm 1998. Cùng với đó, Dimon, cánh tay phải đắc lực của Weill, được giao chức Giám đốc của Citigroup.
Tuy nhiên, chỉ một tháng sau khi nhậm chức, Dimon bị sa thải bởi chính người thầy của mình.
Dimon, hiện 66 tuổi, từng tiết lộ câu chuyện của mình trong một podcast mới Coffee with The Greats: " Vào thời điểm đó tôi là Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Travelers. Chúng tôi bắt đầu với tư cách là một công ty nhỏ và nó đã hoạt động rất tốt".
Dimon đầu quân cho American Express vào năm 1982. Tại đây, ông và Weil đã mua lại một số công ty, cuối cùng thành lập Citigroup, công ty dịch vụ tài chính lớn nhất thế giới vào thời điểm đó.
Sau đó, công ty của ông hợp nhất với Citicorp. Với việc sáp nhập, Dimon trở thành Chủ tịch của Citigroup. Nhưng không lâu sau, Weill yêu cầu Dimon từ chức. Weill và Dimon là cộng sự kinh doanh thân thiết và là bạn của nhau trong nhiều thập kỷ. Cho đến khi Dimon bị buộc thôi việc, nhiều người cho rằng ông sẽ là người kế nhiệm Weil trên cương vị người đứng đầu Citi.
Dimon nói trên podcast: "Khi tôi bị Citi sa thải tôi đã hoàn toàn ngạc nhiên. Nhưng khi nghĩ lại, đó là điều tất yếu. Có rất nhiều dấu hiệu báo trước cho quyết định này nhưng tôi lại vô tình bỏ qua chúng".
Một câu nói khẳng định tầm cao
Mặc dù mất việc nhưng Jamie Dimon không hề sa sút. Ngay sau đó, ông đã tuyên bố: "Việc bị sa thải chỉ có ảnh hưởng đến giá trị tài sản ròng chứ không phải giá trị bản thân của tôi".
Dimon khi đó được nhắc đến là người "từ làm việc 80 giờ một tuần về con số không", đã sử dụng thời gian nghỉ ngơi để tìm ra kiểu lãnh đạo mà mình muốn trở thành trong vị trí tiếp theo. Ông dành nhiều giờ để đọc tiểu sử của các nhà lãnh đạo nổi tiếng để giải tỏa căng thẳng.
Tại một hội nghị vào năm 2019 Dimon nói với Chủ tịch Hội đồng Quan hệ Đối ngoại David Rubenstein rằng: "Mọi người nói rằng con người có thời hạn sử dụng, vì vậy tôi sẵn sàng đón nhận tất cả các cơ hội đến với mình".
Theo ông, công việc nào cũng đáng quý. Thời gian tạm thời nghỉ việc đó khiến Dimon "bồn chồn" vì chưa làm quen với nhịp sống chậm lại như vậy. Ngay sau đó, cựu CEO đã đi phỏng vấn cho nhiều vị trí khác nhau tại các công ty như Home Depot và Amazon.
Mặc dù lúc đó Dimon nghĩ rằng khi làm việc cho Bezos bản thân sẽ có cơ hội để tiến xa hơn, nhưng ông lại lựa chọn làm việc trong lĩnh vực các dịch vụ tài chính. Lý do lớn là bởi ông đã theo đuổi "lý tưởng" này suốt hơn 15 năm trong sự nghiệp.
Hào quang trở lại
Vào tháng 3 năm 2000, Jamie Dimon trở thành Giám đốc điều hành của Ngân hàng có trụ sở tại Chicago và góp công rất nhiều trong sự phát triển của nơi làm việc. Năm đó, ngân hàng đưa ra một báo cáo khoản lỗ 511 triệu USD, theo The Harvard Business Review đưa tin. Khi Dimon nhận chức Giám đốc điều hành, chỉ ba năm sau, Bank One báo lãi kỷ lục 3,5 tỷ USD.
Năm 2004, JPMorgan Chase mua lại Bank One, và năm 2005, Dimon được bổ nhiệm làm Giám đốc điều hành của JPMorgan Chase. Trên podcast, ông khẳng định: "Tôi không biết làm CEO nghĩa là gì. Tôi không nghĩ đó phải là mục tiêu của mình khi bước vào nghề".
Theo ông, mọi việc trên đời đều không hoàn hảo. Con người không hoàn hảo. Các tổ chức cũng không hoàn hảo. Đó là một thách thức cho những nhà lãnh đạo thực thụ.
Khoảng một năm sau khi bị buộc rời khỏi Citigroup, Dimon đã chủ động mời người cố vấn của mình đi ăn trưa tại Four Seasons, Harvard Business Review đưa tin. Ông viết lại trong cuốn sách năm 2004 "We Got Fired!":
"Tôi biết tôi đã sẵn sàng nói lời cảm ơn vì những gì anh ấy đã làm cho tôi. Tôi cũng biết anh ấy và tôi nên ngồi lại với nhau và nói về những gì đã xảy ra. Tôi muốn cả hai có thể tiếp tục hợp tác và làm việc trong tương lai", CEO Dimon cho biết thêm.
Năm 2010, Weill nói với tờ The New York Times rằng Dimon từng muốn trở thành CEO của Citigroup nhưng lúc đó Weill chưa muốn nghỉ hưu. Năm 2014, Weill bớt gay gắt hơn về chủ đề sa thải người học trò của mình là Dimon: "Giá mà Jamie và tôi có thể giải quyết được vấn đề và không phải kết thúc bằng việc đường ai nấy đi".
Theo Forbes , Jamie Dimon được coi là một trong những nhà lãnh đạo ngân hàng hàng đầu trên thế giới và JPMorgan Chase là ngân hàng lớn nhất ở Mỹ. Hiện tài sản ròng của ông trị giá khoảng 1,6 tỷ USD.
Tổng hợp
Nhịp sống thị trường