Lão nông đào trúng chiếc thìa liền mang về xúc cám cho lợn, trưởng thôn nhìn thấy thì hô hoán: ''Phải báo chính quyền ngay!''
Lão nông dân không biết rằng, món đồ mà ông nhặt được chính là di vật lịch sử cần được bảo vệ và lưu giữ.
- 08-03-2024Nhặt được ''cục sắt'' nặng ở ven sông, người phụ nữ tự ý đập nhỏ để đem bán: Suýt bị truy cứu vì phá hoại bảo vật của quốc gia
- 08-03-2024Đám trẻ lên núi nhặt được “thanh sắt gỉ” rồi đem bán, chuyên gia biết chuyện lập tức yêu cầu phong tỏa cả ngọn núi
- 25-01-2024Bà lão nhặt được khúc gỗ sần sùi, mục nát: Chuyên gia vừa nhìn đã khẳng định báu vật xuất hiện
- 16-01-2024Ông lão 80 tuổi nhặt được "vật thể lạ" cứ tưới nước là lớn, chuyên gia tới tận nhà xem và kết luận bất ngờ
Vào năm 2018, các trang mạng xã hội của Trung Quốc xôn xao câu chuyện ông lão già nhặt được di vật lịch sử khi đi làm ruộng. Theo đó, món đồ mà người này nhặt được đã đánh dấu một phát hiện mới trong quá trình nghiên cứu khảo cổ học của Trung Quốc.
Năm đó, ông Trương (76 tuổi, sống tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc) đang miệt mài quốc đất để trồng rau như mọi ngày. Ông thường dạo quanh 2 mẫu đất của gia đình để phân luống, nhổ cỏ và chăm sóc hoa màu. Cuộc sống của lão nông già vẫn diễn ra yên bình như vậy trong suốt mấy chục năm. Cho đến một ngày nọ, khi đang quốc đất ở mảnh vườn cỏ mọc chi chít, ông Trương đào được một vật có hình dáng giống như chiếc thìa với phần thân lõm gắn với cán cầm nhỏ. Đồ vật này còn có màu xanh nhạt và tương đối nặng. Sau đó, lão nông vứt chiếc thìa sang một bên và tiếp tục làm rẫy như mọi ngày.
Về đến nhà, ông Trương đem chiếc thìa đi rửa. Nhận thấy chiếc thìa vẫn có thể sử dụng được nên ông lão dùng để múc cám cho lợn ăn mỗi ngày. Vì khối lượng của thìa khá nặng nên trong quá trình ông Trương sử dụng có va đập và làm sứt mẻ một số chi tiết, may là không bị gãy.
Trong một lần tiếp đón trưởng thôn đến nhà chơi, ông Trương kể chuyện nhặt được chiếc thìa màu xanh và mang cho người này xem thử. Vừa cầm vào chiếc thìa, vị trưởng thôn đã nhận ra điều không ổn và có chút lo lắng. Ông này cho rằng, những đồ vật có độ dày như vậy thường được chế tạo cầu kỳ và nung trong thời gian dài. Trưởng thôn khuyên ông Trương rửa sạch rồi cất thìa vào một chỗ, nên cẩn thận để tránh rơi vỡ trước khi ông này quay lại.
Vài ngày sau, trưởng thôn dẫn theo cán bộ chính quyền tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc và một chuyên gia của cơ quan di tích văn hóa Trung Quốc đến nhà ông Trương để kiểm tra chiếc thìa. Chuyên gia cho biết, món đồ mà lão nông nhặt được là một chiếc muôi bạc tráng men xanh từ thời nhà Hán (Trung Quốc). Chiếc muôi được coi là di tích văn hóa cấp quốc gia của Trung Quốc và có giá trị lớn trong việc nghiên cứu văn hóa trồng trọt của nhà Hán. Sau đó, một đội nghiên cứu khảo cổ học của tỉnh được điều đến khu vườn nhà ông Trương để tìm kiếm thêm những dấu tích thời nhà Hán.
Về phía ông Trương, sau khi giao nộp chiếc muôi. Cơ quan di tích văn hóa tỉnh Sơn Đông đã trao tặng ông bằng khen vì có công tìm ra di vật, đóng góp lớn vào công cuộc nghiên cứu văn hóa và khảo cổ của tỉnh Sơn Đông và Trung Quốc.
Theo Sohu