MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lão nông dọn chuồng gà tìm thấy vật lạ, cả nhà vái lạy sau khi nghe đáp án của chuyên gia: Ngày này đã chờ đợi quá lâu

30-11-2023 - 15:35 PM | Sống

Lão nông dọn chuồng gà tìm thấy vật lạ, cả nhà vái lạy sau khi nghe đáp án của chuyên gia: Ngày này đã chờ đợi quá lâu

Đoán vật này có lai lịch không tầm thường, ông cụ Trung Quốc báo ngay cho cơ quan chức năng và nhận được tin sốc.

‏Năm 2008, một nông dân ở thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc đã gọi điện đến bảo tàng thành phố và báo: "Các chuyên gia, năm nay nhà tôi quyết định cải tạo chuồng gà."‏

‏Đặt trong tình huống bình thường, nếu một người bình thường cải tạo chuồng gà thì chẳng việc gì phải gọi điện đến bảo tàng thành phố. Nhưng câu chuyện đằng sau chiếc chuồng gà của gia đình người nông dân họ Tiền, sống ở Trung Quốc lại rất khác biệt. ‏

‏Vì thế, sau khi nhận được điện thoại, nhiều chuyên gia đã đến nhà lão nông này. Dù chuồng gà đã được dọn dẹp đơn giản nhưng vẫn có thể ngửi thấy mùi hôi cho chăn nuôi gia cầm quanh năm suốt tháng. Nhưng điều này không làm giảm đi sự phấn khích của các chuyên gia. Bởi vì họ đã chờ đợi ngày này rất lâu. ‏

photo-1701333037017

Ảnh minh họa.

‏Bí mật dưới chuồng gà‏

‏Được sự chỉ đạo của các chuyên gia khảo cổ, công việc phá dỡ chuồng gà chính thức bắt đầu. Do diện tích chuồng gà không lớn lắm nên các chuyên gia chỉ có thể dùng xẻng đào đất vì sợ vô tình phá hủy "bí mật" bên dưới.‏

‏Đột nhiên, chiếc xẻng nhỏ của ai đó phát ra 1 tiếng "keng" sau khi đụng phải 1 thứ cứng rắn dưới lòng đất. Những người khác lập tức tụ tập xung quanh, họ chuyển sang đào đất bằng tay không một cách nhẹ nhàng. Cuối cùng, sau nhiều giờ đào bới, bí mật bị chôn vùi dưới lòng đất hàng chục năm cuối cùng đã lộ ra ánh sáng. Sau khi bụi bặm tan đi, một tấm bia đá hình vuông với chi chít chữ cổ dần dần hiện ra.‏

‏Sau khi làm sạch, mọi người phỏng đoán, đây rất có thể là một văn bia, chủ mộ tên là Đào Mặc, phía dưới khắc ghi lại câu chuyện cuộc đời của ông. Đào Mặc (1835-1902) sinh ra tại Gia Hưng, nổi tiếng là một thanh quan vào cuối thời nhà Thanh (Trung Quốc). Trong mắt người dân địa phương, ông cũng là một vị quan tốt như Bao Chửng của nhà Tống.‏

photo-1701333040914

‏Hình ảnh được cho là minh họa của danh nhân lịch sử Đào Mặc.‏

‏Thuở nhỏ, gia đình Đào Mặc nghèo khó, mẹ ông phải làm việc ngày đêm để nuôi ông ăn học. Đến năm 33 tuổi, Đào Mặc đỗ đầu kỳ thi và được Hoàng đế Trung Hoa thời bấy giờ phong làm quan huyện Văn, tỉnh Cam Túc. Sau đó, Đào Mặc được thăng làm quan trấn Khâm Châu.‏

‏Năm 1875, Khâm Châu xảy ra hạn hán nghiêm trọng, người dân phải di dời. Đào Mặc đứng ra thành lập các nhà tế bần và điểm phát cháo cứu trợ nạn dân. Tiền bạc trợ cấp chưa tới kịp, ông đã dùng hết của nả trong nhà để giúp đỡ mọi người. Từ đó về sau, mọi người ai ai cũng kính phục và yêu mến vị quan này.‏

‏Năm 1891, Đào Mặc được phong làm thống đốc Thiểm Tây và Cam Túc do có công. 9 năm sau, ông được bổ nhiệm làm Tỉnh trưởng Quảng Đông và Quảng Tây. Sau đó 2 năm, ông qua đời tại Quảng Châu khiến người dân vô cùng thương tiếc. ‏

‏Trước khi chết, ông không ngừng nói muốn trở về cội nguồn. Vì vậy, gia đình đã vận chuyển thi thể của Đào Mặc về Gia Hưng. ‏

‏Câu hỏi đặt ra là: Tại sao văn bia của Đào Mặc lại xuất hiện dưới nền nhà của lão nông họ Tiền?‏

‏Sự thật đằng sau hé lộ‏

‏Hóa ra, ngôi mộ của vị thanh quan đã từng là mục tiêu bị những kẻ trộm mộ dòm ngó. Thời đó, mọi người chưa có ý thức bảo vệ các di tích văn hóa, di tích lịch sử. Những kẻ tham lam đã đào bới ngôi mộ của Đào Mặc một cách phi pháp.‏

‏Tuy nhiên, chúng không tìm thấy đồ vật có giá trị nào trong mộ. Quả thực, ngay từ khi sinh thời, Đào Mặc đã nổi tiếng thanh liêm. Khi ra đi, ông muốn về với cát bụi cùng đôi bàn tay trắng là điều hoàn toàn dễ hiểu. ‏

‏Nhưng chính sự tác động của những kẻ trộm mộ này đã khiến những di vật quan trọng bị thất lạc khắp nơi. Rất nhiều thứ mất tích mà chưa tìm lại được, chỉ có một tấm bia đá khổng lồ vẫn được giữ lại vì nó quá nặng, không thể chuyển đi. ‏

‏Tấm bia mộ này có khắc hàng nghìn chữ cổ, có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu khảo cổ học, tuy nhiên vào thời điểm đó, hầu hết nông dân ở gần đó đều không biết chữ, nên chẳng hề nhận ra giá trị đằng sau. Nó dần dần chìm vào lòng đất và ngủ yên ở đó, không một ai phát hiện ra.‏

‏Phải đến những năm 1990, khi nhận thức của người dân về việc bảo vệ di tích văn hóa được đề cao, các nhân viên Bảo tàng Gia Hưng mới được thông báo về sự tồn tại của ngôi mộ. Nhưng khi họ đến hiện trường, mọi thứ đã thay đổi rất nhiều. Không ai xác định được tấm bia đá cổ nằm ở vị trí nào.‏

photo-1701333042942

Ảnh minh họa.

‏Trong lúc thất vọng cùng cực, nhóm chuyên gia đã gặp may khi tình cờ nghỉ chân ở nhà một người nông dân họ Tiền. Nói chuyện một hồi, họ phát hiện ra, tổ tiên họ Tiền từng làm tá điền cho nhà Đào Mặc. Thuở đó, họ được đồng ý xây một ngôi nhà gần cánh đồng của nhà họ Đào để thuận tiện cho công việc.‏

‏Người nông dân cũng cho biết, tổ tiên từng kể về ngôi mộ của Đào Mặc nằm ở ngay cánh đồng đó. Còn người nhà họ Tiền đảm nhận nhiệm vụ canh giữ, bảo vệ ngôi mộ. Sau này, do cải cách ruộng đất, nhà họ Tiền mới không canh giữ đồng ruộng đó nữa.‏

‏Người này nhớ mang máng, họ từng thấy một tấm đá khổng lồ, rất cứng, nằm dưới nền đất nhà mình trong một lần xây dựng chuồng gà. Có thể đó là vị trí mà tổ tiên của ông đã chôn tấm bia xuống lòng đất để âm thầm bảo vệ nó.‏

photo-1701333044327

Ảnh minh họa.

‏Cuối cùng, sau khi bàn bạc, các chuyên gia và lão nông đã thống nhất: Gia đình họ vẫn sinh sống như bình thường, nhưng khi nào quyết định cải tạo, hãy liên hệ với bảo tàng và viện nghiên cứu. Lúc đó, các chuyên gia sẽ đích thân tới để tìm kiếm mẫu vật lịch sử.‏

‏Bằng cách này, sau nhiều năm chờ đợi, họ đã tìm lại được "bảo vật" văn hóa của Trung Quốc cổ xưa. Người nhà họ Tiền cũng vái lạy tấm bia vì cho rằng, phát hiện này có liên quan đến tổ tiên khi xưa của họ. Đồng thời, họ cũng vô cùng vui vẻ vì đã giúp ích cho công cuộc nghiên cứu văn hóa lịch sử của quốc gia.‏

‏*Nguồn: Sohu

Phương Mộc

Đời sống Pháp luật

Trở lên trên