Lập kế hoạch cho việc nghỉ hưu, đừng chỉ hỏi “cần tiết kiệm bao nhiêu tiền”
Cho dù đã chuẩn bị đủ tiền để nghỉ hưu đi chăng nữa, khi rủi ro xuất hiện, kế hoạch nghỉ hưu của bạn sẽ lập tức rơi vào khủng hoảng.
- 03-05-2021Càng lớn tuổi và chịu nhiều áp lực, bạn càng phải quản lý "chặt" thứ này: Không phải thời gian, cũng chẳng phải tiền bạc
- 03-05-2021Cặp vợ chồng triệu phú tự thân tiết lộ 7 bài học lớn trong hành trình xây dựng giá trị ròng 7 con số: Hãy coi tiền chỉ như một công cụ!
- 02-05-2021Nhiều tiền chưa chắc mua được hạnh phúc nhưng thực hiện 3 điều đơn giản này mỗi ngày thì có: Hãy biết ơn và sống tử tế
(Nội dung dựa theo bài viết của Peng Jinlong, một giáo sư chuyên về quản lý rủi ro và bảo hiểm)
Khi lập kế hoạch cho việc nghỉ hưu, điều đầu tiên mà nhiều người nghĩ đến đó chính là họ phải tiết kiệm bao nhiêu tiền hoặc phải đầu tư ra sao để đủ số tiền nghỉ hưu.
Điều này không hề sai nhưng cuộc sống sẽ có nhiều biến cố và khủng hoảng xảy đến với bạn một cách bất ngờ không báo trước. Cho dù đã chuẩn bị đủ tiền để nghỉ hưu đi chăng nữa, khi rủi ro xuất hiện, kế hoạch nghỉ hưu của bạn sẽ lập tức rơi vào khủng hoảng.
Rủi ro bệnh tật có thể ập đến bất cứ lúc nào
Khi lên kế hoạch nghỉ hưu, nhiều người chỉ nghĩ đến chi phí sinh hoạt hàng tháng họ phải bỏ ra để duy trì cuộc sống về hưu thảnh thơi, vui vẻ. Họ đã quên mất một điều rằng không phải lúc nào mình cũng được khỏe mạnh. Nhất là ở lứa tuổi nghỉ hưu, xác suất bị bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh tật lại càng tăng cao hơn so với khi còn trẻ.
Khoa học ngày càng phát triển với các phương pháp điều trị bệnh tiên tiến, đi kèm với đó cũng là chi phí y tế ngày càng đắt đỏ. Phí điều trị, khám chữa bệnh khi về hưu sẽ là một con số không hề nhỏ, thậm chí gấp nhiều lần so với chi phí sinh hoạt hàng ngày.
Rõ ràng, nếu trước khi nghỉ hưu bạn chỉ quan tâm đến duy nhất một câu hỏi “cần tiết kiệm bao nhiêu tiền” thì khi bệnh tật ập đến, cuộc sống về hưu của bạn chắc chắn sẽ rơi vào khủng hoảng.
Không chỉ đơn giản là chi phí chữa bệnh
Có một điều mà nhiều người không nghĩ đến khi cân nhắc đến rủi ro về sức khỏe ở độ tuổi nghỉ hưu. Đó là ngoài chi phí chúng ta phải chi trả cho bệnh viện thì bạn còn cần khoản tiền không nhỏ phí phục hồi cuộc sống và điều chỉnh lại sinh hoạt sau khi đã xuất viện về nhà.
Con số này có thể là một con số khổng lồ tùy vào căn bệnh cụ thể của mỗi người. Vậy mà nó lại thường bị lãng quên trong kế hoạch nghỉ hưu của đa số người. Bảo hiểm y tế chỉ có thể hỗ trợ bạn chi trả viện phí, các chi phí sau khi xuất viện thì bạn sẽ phải tự mình gánh vác hoàn toàn.
Kế hoạch hoàn chỉnh cho việc nghỉ hưu
Để có một kế hoạch nghỉ hưu hoàn chỉnh, ngoài quỹ tiết kiệm dành cho chi tiêu sinh hoạt cố định hàng tháng, bạn cần mua thêm bảo hiểm y tế hàng năm. Bảo hiểm y tế sẽ hỗ trợ bạn rất nhiều trong chi phí khám chữa, điều trị ở bệnh viện.
Ngoài ra ngay từ bây giờ bạn hãy tham gia các gói bảo hiểm bệnh hiểm nghèo. Chi phí bỏ ra mỗi năm không cao, khi còn trẻ với mức thu nhập khá, bạn dễ dàng tham gia được các gói bảo hiểm này.
Ngoài ra bạn nên tham gia càng sớm sẽ càng được lợi, bởi vì khi sức khỏe còn tốt thì danh sách các bệnh hiểm nghèo mà bảo hiểm cam kết chi trả sẽ càng dài hơn. Khi mua bảo hiểm, tuổi càng cao thì gánh nặng tiền đóng bảo hiểm trở càng nặng nề mà quyền lợi người mua cũng bị giảm bớt.
Vậy thì khi về hưu, ngoài câu hỏi cần tiết kiệm bao nhiêu để đủ chi phí sinh hoạt hàng tháng, việc chuẩn bị đầy đủ các loại bảo hiểm cũng là điều rất quan trọng. Nó giúp bạn có một cuộc sống về hưu không phải chịu gánh nặng tài chính, các nhu cầu về chi phí sinh hoạt, chi phí y tế đều được đảm bảo.
Theo: storm
Phụ nữ Việt Nam