MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lâu đài ngàn năm bất ngờ lộ ra dưới sân bóng rổ

19-05-2024 - 13:54 PM | Tài chính quốc tế

Tàn tích của một lâu đài được xây dựng vào đầu thời Trung Cổ, sau đó mất tích hàng thế kỷ, đã được tìm thấy ở TP Gloucester - Anh.

Theo Heriitage Daily, trong quá trình xây dựng một số công trình ở TP Gloucester, các nhà khảo cổ học từ Cơ quan Khảo cổ Cotswold (Anh) đã phát hiện ra dấu vết của một lâu đài bên dưới một sân bóng rổ cũ.

Lâu đài cổ này là lâu đài Gloucester, được xây dựng vào sơ kỳ Trung Cổ, là giai đoạn người Norman chinh phạt nước Anh (thế kỷ XI).

Lâu đài ngàn năm bất ngờ lộ ra dưới sân bóng rổ- Ảnh 1.

Tàn tích lâu đài Gloucester ở Anh - Ảnh: CƠ QUAN KHẢO CỔ COTSWOLD

Qua nhiều thế kỷ, nhiều lần xây dựng thêm và tu bổ đã mở rộng diện tích của lâu đài, đến thế kỷ XIII nơi đây đã trở thành nơi ở của các thành viên hoàng gia Anh.

Giữa thế kỷ XV-XVII, lâu đài đã suy tàn và phần lớn công trình bằng đá từ các công sự đã bị "rút ruột", được sử dụng để xây dựng đường sá và các tòa nhà trong trung tâm thành phố.

Giai đoạn đó, cấu trúc nổi của lâu đài chỉ còn lại một khu vực được sử dụng để làm nhà tù địa phương.

Vào năm 1787, lâu đài bị phá hủy, bị sử dụng làm đất canh tác một thời gian dài sau đó trước khi hoàn toàn mất tích trong các ghi chép.

Tuy vậy, cuộc khai quật mới ở thành phố đã tiết lộ những cấu trúc ẩn giấu mà người xưa không thể phá hủy của lâu đài.

Một số rãnh tiết lộ những tàn tích cấu trúc thời Trung Cổ mà các nhà khảo cổ học cho rằng là một phần của cấu trúc cầu hoặc đường đắp cao bằng gạch xuyên qua những con hào phòng thủ.

Ngoài ra, một đoạn bức tường thời hậu Trung Cổ liên quan đến các khu vườn tọa lạc trên tàn tích vào thế kỷ XIX đã được xác định, tương ứng với ranh giới thể hiện trên các bản đồ cổ hồi thế kỷ XIX.

“Kết quả nhấn mạnh rằng các bằng chứng khảo cổ học quan trọng tiếp tục tồn tại ở độ sâu tương đối nông, cho phép chúng tôi theo dõi việc sử dụng đất lịch sử và sự thay đổi cảnh quan trong thành phố trong nhiều thế kỷ" - các nhà nghiên cứu nói.

Theo Anh Thư

Người lao động

Trở lên trên