MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lean Six Sigma tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản xuất Việt Nam

13-05-2023 - 08:00 AM | Doanh nghiệp giới thiệu

Lean Six Sigma tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản xuất Việt Nam

Ngành sản xuất là một trong những ngành quan trọng chiếm hơn 1/3 GDP Việt Nam. Tuy nhiên, sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến các doanh nghiệp sản xuất cần phải tìm kiếm giải pháp hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh. Đây cũng là là một thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành sản xuất tại Việt Nam.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng phương pháp quản lý Lean Six Sigma (LSS). Đây là một phương pháp quản lý chất lượng và quản lý quá trình sản xuất giúp tăng cường sự hiệu quả của việc giảm lãng phí và tối ưu quá trình sản xuất. Mặc dù còn khá mới lạ tại Việt Nam, tuy nhiên LSS gần như là yêu cầu bắt buộc với tất cả những người làm trong lĩnh vực sản xuất, kể cả các phòng ban làm văn phòng trên toàn thế giới.

Lợi ích của Lean Six Sigma trong ngành sản xuất

Theo TS Ngô Công Trường - Top40 chuyên gia xuất sắc nhất của ASQ, Hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ cho biết các tác dụng khi doanh nghiệp ứng dụng Lean Six Sigma như sau:

Lean Six Sigma tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản xuất Việt Nam - Ảnh 1.

TS. Ngô Công Trường tại hội thảo "2022 Joint Asq Inspection Division And Greater Houston Section Conference" tại Houston, Hoa Kỳ.

Giảm thiểu lãng phí: LSS sẽ giúp phát hiện và giảm thiểu 9 loại lãng phí như: lãng phí về hàng lỗi, di chuyển, vận chuyển,… Bằng cách này, sản xuất trở nên hiệu quả, giảm chi phí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Một dự án LSS ở cấp độ đai xanh (green belt) sẽ tiết kiệm từ 1 tỷ đồng/năm trở lên cho doanh nghiệp với thời gian triển khai là 6 tháng mà chi phí phát sinh cho dự án là rất nhỏ.

Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Bằng cách tìm ra các vấn đề và rào cản trong quy trình sản xuất để loại bỏ chúng. LSS giúp tăng năng suất và giảm thiểu thời gian sản xuất (lead time), giữ vững chất lượng sản phẩm và tăng khả năng đáp ứng của doanh nghiệp với nhu cầu của khách hàng.

Giảm thiểu sự cố sản xuất: LSS giúp phát hiện và loại bỏ các vấn đề tiềm ẩn trong quy trình sản xuất, giảm thiểu thời gian dừng máy và các sự cố sản xuất không mong muốn như tai nạn sản xuất. Điều này giúp cải thiện hiệu quả và tăng tính khả dụng của các thiết bị sản xuất.

Với nhân sự, thị trường hiện nay cực kỳ thiếu các nhân sự LSS được đào tạo chuẩn mực. Theo tiêu chuẩn một nhân sự LSS cấp độ cơ bản là đai xanh sẽ cần tham gia học từ 8 - 10 ngày và sau đó tham gia triển khai thành công 2 dự án cải tiến với số tiền tiết kiệm từ 1 tỷ đồng/năm cho mỗi dự án.

Lean Six Sigma tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản xuất Việt Nam - Ảnh 2.

ThS. Nguyễn Thế Trung tại Triển lãm Quốc tế MTA Việt Nam 2022

Thực tiễn áp dụng Lean Six Sigma trong ngành sản xuất tại Việt Nam

Hiện nay, LSS đã được áp dụng phổ biến tại các doanh nghiệp FDI như Samsung, Foxconn Fushan, BlueScope… Theo ThS. Nguyễn Thế Trung - CEO của John&Partners - thì đây cũng là điều dễ hiểu bởi các doanh nghiệp FDI sẽ được triển khai LSS từ công ty mẹ về Việt Nam như một điều bắt buộc. Các doanh nghiệp FDI thường sẽ thuê chuyên gia tại Việt Nam để triển khai một số các dự án cải tiến ban đầu và học hỏi để dần dần có thể tự triển khai. Do đặc thù về ngôn ngữ và tính địa phương nên rất nhiều tập đoàn không thể cử các chuyên gia LSS từ nước ngoài về được vì chi phí cao (thời gian làm dự án khoảng từ 6 tới 12 tháng) và khả năng am hiểu địa phương thấp. Do đó, đây là mảng dịch vụ rất tiềm năng cho các chuyên gia LSS người Việt Nam.

Lean Six Sigma tăng cường năng lực cạnh tranh cho sản xuất Việt Nam - Ảnh 3.

Theo ông Trung, tại các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam mức độ áp dụng còn rất thấp. Không quá khó khăn để so sánh, mặt bằng chung về tối ưu vận hành sản xuất của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp. Khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam biết điều này và đang loay hoay đi tìm bài toán giải quyết cho các vấn đề như: tỷ lệ hàng lỗi cao, lãng phí nguyên vật liệu, không tối ưu được quy trình sản xuất,….

Thống kê hơn 100 doanh nghiệp sản xuất Việt Nam, những rào cản chủ yếu để phát triển hệ thống quản trị sản xuất gồm: Tư duy của ban lãnh đạo và tâm lý không làm được; Chưa sẵn sàng đầu tư ngân sách vào đào tạo phát triển con người; Chưa biết có những phương pháp đã được chuẩn hóa; Ngại giao tiếp và chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm sản xuất với bên ngoài.

Theo thống kê của ASQ, hiện số chuyên gia đạt chuẩn về LSS của ASQ cho các cấp độ chỉ dưới 10 người và thua kém rất xa các nước khác trong khu vực như Thái, Ấn, Trung Quốc... Việc này cho thấy khó khăn chung của các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam trong việc tìm kiếm nhân sự giỏi để nâng cao năng lực quản trị sản xuất.

Hiện giờ, John&Partners đã bắt đầu triển khai các chương trình hội thảo để chia sẻ về chuẩn mực về LSS theo chuẩn ASQ để hướng tới việc tạo ra một số lượng lớn các chuyên gia LSS có năng lực để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam.

Mỗi năm sẽ có từ 1 đến 2 buổi hội thảo do chuyên gia cao cấp nhất của ASQ trực tiếp chia sẻ. Các doanh nghiệp và cá nhân quan tâm có thể liên hệ John&Partners để tìm hiểu (www.john-partners.com). (www.john-partners.com).

Ánh Dương

Tổ Quốc

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên