MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lên chức không oai chút nào, càng leo lên cao sự hào nhoáng càng lụi tàn

14-09-2017 - 16:33 PM | Sống

Cứ tưởng rằng càng lên chức cao chúng ta càng "oai" hơn với đồng nghiệp, thế nhưng có những sự thật phũ phàng mà chỉ những người lãnh đạo có kinh nghiệm mới hiểu được.

Mọi người thường được thăng quan tiến chức nhờ vào những thành tích xuất sắc và thành công của họ trong suốt quá trình làm việc trong công ty. Nhưng những nhà lãnh đạo giỏi sẽ phát hiện ra một nghịch lý đau lòng đằng sau nấc thang sự nghiệp ấy...

CEO của công ty quảng cáo toàn cầu Droga5, Sarah Thompson, đã từng phát ngôn với tờ The New York Times: “Càng ở vị trí trên cao, sự hào nhoáng sẽ dần dần lụi tắt”.

Trong cuộc phỏng vấn tại chương trình “Góc Công Sở” với Adam Bryant, Thompson giải thích rằng nguyên tắc quản lí của cô xoay quanh việc điều phối năng lượng đến từng người. “Bạn sẽ phải luôn nghĩ về cách thức để làm cho nhân sự bên dưới làm việc hiệu quả hơn”.

Để làm được điều đó, bạn phải là người luôn để tâm đến mọi người xung quanh. Giành chiến thắng trong một cuộc tranh luận hay cảm giác mọi người sẽ xuống tinh thần khi không có bạn hoàn toàn đi ngược với nguyên lí trên.”

Mối quan hệ nghịch giữa thâm niên và hào nhoáng đôi khi trở thành cái gai trong mắt những người làm việc hiệu quả. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, từ thời thơ ấu, sự khen ngợi đúng đắn sẽ khiến ta thông minh, hạnh phúc và thành công hơn.

Nhưng người quản lí sẽ không nhận đuọc lời khen, mà sẽ là người trao đi những lời khen ấy. Lời khuyên của Thompson đã thể hiện sự mới mẻ trong tư duy mỗi người: Sẽ ra sao nếu chúng ta xem sự thăng quan tiến là dịp để khen thưởng một người vì những điều họ đã làm, thay vì cho rằng, đó là sự đánh giá về khả năng giải quyết các vấn đề của công ty?

Với góc nhìn này, thâm niên sẽ đề cao khả năng tạo ra thành công thay vì trở thành một mũi nhọn nhắm vào một người cụ thể nào đấy. Hơn thế, nó sẽ giúp nâng cao khả năng lắng nghe người khác, xây dựng các chiến lược tổ chức hiệu quả và thúc đẩy tiến độ công việc của nhân sự.

David Hassell, CEO của công ty phần mềm 15Five cũng khuyến khích quan niệm rằng nhà lãnh đạo nên tự xem mình là người dẫn đường, hơn là một nhà vô địch. Để truyền đạt những giá trị của mình, anh ấy sẽ phải lật ngược cấu trúc tổ chức của công ty. “Hãy xem người CEO như thân cây - người sẽ nắm giữ và hỗ trợ tất cả mọi người để tổ chức phát triển và luôn khiến tầm nhìn của công ty được truyền đạt đến tất cả.”

Hay như Satya Nadella, CEO của Microsoft cũng đồng tình với quan điểm này, cho rằng “người lãnh đạo phải học-tất-cả, không phải là người biết-tất-cả”.

Tư duy này sẽ mang lại lợi ích cho các nhà lãnh đạo cũng như nhân sự bên dưới của họ. Theo Emily Esfahani Smith, tác giả quyển sách Sức mạnh của sự ý nghĩa: Tạo dựng một cuộc đời đáng sống, đã giải thích với Quartz rằng: “Nhà tâm lí học Erik Erikson đã lý luận rằng để gầy dựng một cuộc sống thực sự ý nghĩa, con người phải nắm vững một giá trị cốt lõi hay một kỹ năng nhất định nào đó ở mỗi giai đoạn phát triển. Theo Erikson, nhiệm vụ quan trọng nhất của trưởng thành là khả năng truyền đạt. Ông giải thích cụm từ này như sau, ‘dưỡng dục thế hệ nối tiếp sau này, hoặc giúp đỡ người khác đạt được mục tiêu và bứt phá những tiềm năng trong họ”.

Nói cách khác, bạn sẽ là một người trưởng thành thực thụ khi vượt qua sự ích kỉ bản năng của thời thơ ấu và tuổi trẻ xốc nổi của mình. Khi bạn nhận ra cuộc sống không chỉ đơn thuần là câu chuyện của riêng mình, mà là việc giúp đỡ mọi người xung quanh, bạn sẽ có đủ động lực để tạo ra điều gì đó mới mẻ và hữu ích cho thế giới. Esfahani viết: “Những người kế thừa luôn tự xem mình là một phần tử lớn của xã hội và luôn tìm cách bảo vệ nó cho thế hệ tương lai. Điều này khiến cuộc sống của họ trở nên ý nghĩa.”

Quan niệm “càng ở vị trí trên cao, sự hào nhoáng sẽ dần dần lụi tắt” vốn đã được sinh ra như thế. Hiện thực hoá “câu thần chú” này đòi hỏi sự khiêm tốn thực sự. Nhưng điều này sẽ khiến các nhà lãnh đạo cởi mở và tiếp thu những phản hồi, ý tưởng và sự cộng tác cần thiết để một tổ chức trở nên thành công.

Đây sẽ là một thử thách chông gai để thực sự ngấm được suy nghĩ và tư duy này. Khi làm được điều đó, một đội ngũ sẽ hạnh phúc hơn và làm việc năng suất hơn. Thompson đã kết lại những điều mình viết trong một câu: “Tôi mất một khoảng thời gian để tin rằng mọi người sẽ có những ý tưởng khác biệt với tôi, và tôi buộc phải cởi mở hơn để thiết lập các kết quả như mong đợi nhằm giúp mọi người thực hiện được điều đó.”

Theo Gya Rados Spiderum

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên