MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

4 bài học marketing rút ra từ 'Thử thách với xô nước đá'

21-08-2014 - 09:20 AM |

Nếu bạn là một con nghiện của mạng xã hội, thì ắt hẳn trong 2 tuần vừa qua, bạn đã xem đoạn video của một người nổi tiếng, một vận động viên, hay một chính trị gia đổ một xô nước đá vào đầu mình.

Và cũng không có gì lạ nếu bạn bắt đầu tự hỏi liệu đây có phải một chiến dịch về chống biến đổi khí hậu hay không. Nhưng trước khi bạn thả trí tưởng tượng của mình bay cao hơn, thì hãy cùng tôi tìm hiểu xem, đằng sau những xô nước đá này rốt cuộc là gì.

Đây là một hình thức gây quỹ và chiến dịch nâng cao nhận thức của hiệp hội ALS, “Ice Bucket Challenge” (“Thử thách với xô nước đá”) đã làm dậy sóng các mạng xã hội từ ngày đầu xuất hiện (29/7), với hơn 176.000 lượt tweet chỉ tính riêng trong 7 ngày vừa qua.

Luật chơi rất đơn giản: một khi nhận được lời thách thức, bạn có 24 giờ để đổ một xô nước đá lên đầu mình hoặc quyên góp 100 USD cho quỹ từ thiện ALS. Để thông điệp nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh ALS được truyền đi nhanh hơn, mỗi người chơi sẽ nêu tên 3 người tiếp theo phải thực hiện thử thách.

Mặc dù có nhiều lời chỉ trích cho rằng bản chất của xu hướng nhất thời này chỉ xoay quay việc con người ta không muốn bị mất tiền, tôi thấy chiến dịch này thật tuyệt vời khi đã lôi kéo được những người nổi tiếng như Mark Zuckerberg, Bill Gates hay Jeff Bezos cùng tham gia.



Hiệp hội ALS cũng cho biết, họ đã có hơn 70.000 nhà quyên góp mới tính từ ngày 29/7, ủng hộ khoản tiền lên tới 4 triệu USD trong cùng khoảng thời gian (trong khi cùng thời điểm năm ngoái, họ chỉ thu được 1,12 triệu USD).

Nhưng điều khiến tôi chú ý hơn cả là lý do nằm sau những phản hồi tích cực từ chiến dịch. Tôi nhận thấy những người khởi xướng “Ice Bucket Challenge” đã dạy cho chúng ta 4 bài học quan trọng trong việc tổ chức các chiến dịch qua mạng xã hội:

1. Động cơ hợp lý:
Mục đích của chiến dịch là để nâng cao nhận thức của mọi người về căn bệnh ALS (amyotrophic lateral sclerosis - xơ cứng teo cơ một bên), kết hợp với việc gây quỹ. Lịch sử đã cho thấy những chiến dịch marketing có liên quan tới một nguyên nhân nào đó, mà khơi dậy được sự xúc động của quần chúng, đều mang lại kết quả tốt.

2. Sự đơn giản:
“Ice Bucket Challenge” rất dễ hiểu, người tham gia chỉ cần một chiếc smartphone và một tài khoản mạng xã hội là đủ. Không tính đến số tiền phải chi cho số lượng đá và số tiền đã được quyên góp, thì việc tham gia vào chiến dịch là hoàn toàn miễn phí, hơn nữa bạn cũng không cảm thấy quá bẽ mặt khi phải đổ một xô nước vào đầu.

3. Sự vui vẻ :
Mỗi khi bạn tương tác với cộng đồng mạng, thì sự vui vẻ là một yếu tố quan trọng, miễn là nó phù hợp. Vậy nên chẳng có gì là lạ khi mọi người tận hưởng chút không khí giải trí và thư giãn lành mạnh. “Ice Bucket Challenge” đủ hài hước để làm ta cảm thấy sảng khoái.

4. Sự quảng bá:
Mọi chiến dịch thành công đều mang tới cho người tham gia tiếng nói và một vai trò trong chiến dịch, và “Ice Bucket Challenge” đã làm được điều đó.

Đây không phải điều gì đó quá xa lạ và mới mẻ. Phần lớn những nhà marketing đã biết tới điều này, nhưng không phải ai cũng hiểu chúng một cách đúng đắn.

>> CEO Apple, Microsoft, Facebook, Tesla... tham gia thách đố 'đổ nước lạnh lên đầu'

Anh Thu

anhnt

Theo Infonet

Trở lên trên