Lĩnh vực cấp bách hàng trăm tỷ USD ở Việt Nam có thêm Tập đoàn top đầu Trung Quốc muốn "đặt chân" vào
Tập đoàn công nghệ lớn mạnh top đầu Trung Quốc mong hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực chiến lược hàng trăm tỷ USD.
- 04-07-2024Xuất nhập khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Lào Cai tăng 134%
- 04-07-2024Cục Hàng không yêu cầu bảo đảm an toàn khai thác tại các sân bay
- 04-07-2024Những khoản phụ cấp của công chức tăng từ 1-7-2024
"Đầu tư, phát triển đường sắt tại Việt Nam rất giống Trung Quốc trước đây"
Mới đây, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng đã tiếp và làm việc với Công ty hữu hạn CP Tập đoàn công nghệ Giai Đô (Trung Quốc) về khả năng hợp tác lĩnh vực giao thông vận tải.
Chủ tịch/CEO Công ty hữu hạn CP Tập đoàn công nghệ Giai Đô Lưu Vỹ cảm ơn Bộ trưởng đã dành thời gian tiếp đoàn, đồng thời giới thiệu về Tập đoàn công nghệ Giai Đô là doanh nghiệp dịch vụ và sản phẩm công nghệ trí tuệ nhân tạo chuyên nghiệp tại Trung Quốc.
Được thành lập vào năm 1992, đến nay, Tập đoàn Giai Đô đã nhận được hơn 2.000 bằng sáng chế phát minh quốc gia và bản quyền phần mềm. Trong đó, lĩnh vực đường sắt, Giai Đô tập trung vào cơ sở hạ tầng thiết bị bảo trì và vận hành các tuyến đường sắt.
Tại buổi tiếp, ông Lưu Vỹ cho biết: "Qua các chuyến thăm, công tác tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy việc đầu tư, phát triển đường sắt tại Việt Nam rất giống Trung Quốc trước đây. Những vấn đề mà Việt Nam gặp phải trong tổ chức xây dựng, mô hình vốn... cũng là những vấn đề Trung Quốc gặp, phải xử lý. Nay Trung Quốc đã dẫn đầu về kĩ thuật cốt lõi, vận hành đường sắt đô thị. Chúng tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác sâu rộng hơn tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực từ xây dựng hạ tầng, thiết bị, vận hành..."
Giai Đô là doanh nghiệp chủ chốt trong chuỗi ngành công nghiệp trọng điểm thuộc cụm ngành chiến lược đầu tiên của tỉnh Quảng Đông, cũng là chủ chuỗi công nghiệp về giao thông đường sắt và trí tuệ nhân tạo của thành phố Quảng Châu.
“Qua các chuyến thăm, công tác tại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy việc đầu tư, phát triển đường sắt tại Việt Nam rất giống Trung Quốc trước đây. Những vấn đề mà Việt Nam gặp phải trong tổ chức xây dựng, mô hình vốn... cũng là những vấn đề Trung Quốc đã gặp và phải xử lý. Hiện nay Trung Quốc đã dẫn đầu về kĩ thuật cốt lõi, vận hành đường sắt đô thị. Chúng tôi mong muốn chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác sâu rộng hơn tại Việt Nam ở nhiều lĩnh vực từ xây dựng hạ tầng, thiết bị, vận hành...”, ông Lưu Vỹ cho biết.
"Có rất nhiều dư địa để triển khai hợp tác trong thời gian tới"
Hoan nghênh Tập đoàn Giai Đô quan tâm, tìm hiểu cơ hội hợp tác, đầu tư lĩnh vực GTVT tại Việt Nam, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bày tỏ ấn tượng với các kết quả hoạt động cũng như sản phẩm của Giai Đô trong lĩnh vực công nghệ, trí tuệ nhân tạo.
Bộ trưởng cho biết, giai đoạn 2021-2025 và 2026-2030, tầm nhìn đến 2045, Việt Nam đang tập trung ưu tiên cho phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ. Về đường bộ cao tốc, đã hoàn thành hơn 2000km, dự kiến đến năm 2025 đưa vào khai thác khoảng 3000km và năm 2030 là 5000km.
Riêng lĩnh vực đường sắt, nhận được sự quan tâm đầu tư lớn của Đảng, Nhà nước. Việt Nam định hướng phát triển mạng lưới đường sắt đến năm 2030 là 16 tuyến với tổng lý trình là 4.802km; đến năm 2050 là 25 tuyến với tổng lý trình là 6.354km. Đồng thời đang chuẩn bị thủ tục để có thể đầu tư xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam; trong đó ưu tiên xây dựng trước hai đoạn tuyến Hà Nội - Vinh, TP.HCM - Nha Trang.
Cùng đó là các tuyến đường sắt kết nối như đường sắt từ sân bay Long Thành về Thủ Thiêm (TP.HCM), đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu... Các tuyến này đang nhận được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc.
Việt Nam cũng đã bàn thảo với Trung Quốc về tiềm năng hợp tác với ba tuyến kết nối hai nước, trong đó có hai tuyến kết nối với tỉnh Quảng Tây và một tuyến kết nối với tỉnh Vân Nam. Các dự án đường sắt hợp tác với Trung Quốc cũng đã được nêu tại Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc năm 2022 và năm 2023. Trong đó, ưu tiên đầu tư phát triển tuyến đường sắt khổ tiêu chuẩn Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Tuyến này cũng đang được đưa ra để đàm phán vay vốn đầu tư phát triển.
Về đường sắt độ thị, dự kiến đến năm 2035, TP Hà Nội và TP.HCM sẽ đầu tư, xây dựng 14 tuyến đường sắt đô thị.
“Với định hướng phát triển như vậy, tin tưởng có rất nhiều dư địa để các doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác trong thời gian tới. Trong đó, Giai Đô với kinh nghiệm, năng lực trong quản lý đầu tư, quản lý vận hành đường sắt sẽ có nhiều cơ hội hợp tác tại Việt Nam”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nhận định và cho biết thêm Bộ GTVT sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có doanh nghiệp Trung Quốc tìm hiểu, hợp tác với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực GTVT, thiết thực đóng góp vào mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa hai nước.
Tuy nhiên, Bộ trưởng nhấn mạnh, hiện Việt Nam đang chủ trương thúc đẩy phát triển công nghiệp nên yêu cầu bắt buộc với các dự án hợp tác lĩnh vực GTVT là phải chuyển giao công nghệ.
Trong chuyến công tác tại Trung Quốc từ ngày 24-27/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc gặp với ông Tôn Vinh Khôn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Đầu máy và toa xe lửa Đại Liên (CRRC). Thủ tướng nhận định rằng Việt Nam và Trung Quốc cần đẩy mạnh hơn nữa hợp tác, kết nối hai nền kinh tế, trong đó có lĩnh vực đường sắt - lĩnh vực mà Việt Nam có nhu cầu quan trọng và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Lĩnh vực cấp bách này ở Việt Nam dự kiến trị giá đến hàng trăm tỷ USD. Theo Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng, mạng lưới đường sắt quốc gia và đường sắt đô thị của Hà Nội và TPHCM được quy hoạch theo tổng nhu cầu vốn xấp xỉ 4,8 triệu tỷ đồng (khoảng 188 tỷ USD), trong đó nguồn vốn xã hội hóa của doanh nghiệp xấp xỉ 1 triệu tỷ đồng.
Đời sống và Pháp luật