Loại cây này được mệnh danh là "cỏ cứu sinh": Uống một cốc chống ung thư, giảm ngay đường huyết, mỡ máu, lại tăng khả năng miễn dịch
Trong y học cổ truyền, cây xương khỉ là vị thuốc quý thường được tận dụng để chữa nhiều loại bệnh khác nhau, từ đường huyết, mỡ máu cho tới phòng chống ung thư. Do đó, chúng còn được nhiều nơi gọi là “cỏ cứu sinh”.
- 04-01-2022Cũng "mang tiền về cho mẹ": H'Hen Niê, Lý Nhã Kỳ, Quang Hải và loạt người nổi tiếng xây nhà tiền tỷ, mua xế xịn báo hiếu
- 01-01-2022Năm 2022 đến rồi, 3 con giáp sẽ có khởi đầu thuận lợi, không chỉ khỏe như vâm mà sự nghiệp thăng tiến, tiền bạc rủng rỉnh là điều không có gì phải bàn cãi
- 17-12-2021Nhà đầu tư “chân dài nhất Việt Nam” đưa câu hỏi khó, Giám đốc quỹ kỳ cựu trả lời đầy bất ngờ, không quên “hỏi xin 3 chữ cái”
Từ xưa đến nay, trong quá trình điều trị các bệnh lý như viêm xoang, bong gân, xương khớp, loại cây này đã được sử dụng nhiều. Đặc biệt, ứng dụng chữa bệnh về gan, mỡ máu, đường huyết hay ung thư rất hữu hiệu.
Cây xương khỉ còn được gọi là bìm bịp với tên khoa học Clinacanthus – thuộc họ Ô rô. Từ xa xưa, loại cây này từ lá, ngọn hoặc toàn bộ cây đã trở thành dược liệu, thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian chữa bệnh. Do đó, chúng còn được nhiều nơi gọi là “cỏ cứu sinh”.
Theo sách "Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam", cây xương khỉ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, không có độc tính, có các tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm; có hoạt tính thủy phân protein (nên trong lâm sàng đắp lá tươi làm tiêu mủ và làm tan sẹo lồi); bảo vệ gan.
Theo y học hiện đại, cây xương khỉ chứa hàm lượng lớn hoạt chất flavonoid có tác dụng kháng viêm, làm chậm quá trình lão hóa của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng cũng rất giàu các hoạt chất như flavon, glycosind, vitamin và khoáng chất, tanin, chất xơ… rất tốt cho sức khỏe.
Vì vậy, công dụng của cây xương khỉ đối với sức khỏe con người đã được chứng minh cả trong y học hiện đại và y học cổ truyền. Đây cũng được coi là một loại cây có giá trị dinh dưỡng cao, giúp bồi bổ khí huyết toàn thân, tăng cường sức co bóp của cơ tim, giúp điều trị bệnh huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và cholesterol.
Cây xương khỉ chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, không có độc tính. Ảnh: Mycdn
Trong đó, nổi bật nhất là 5 công dụng của “cỏ cứu sinh” sau đây:
Phòng chống ung thư, tiêu u, giảm hạch
Các nghiên cứu dược lý hiện đại đã chứng minh loài cây này cực kỳ giàu lupeol, cerebrosides, chlorophyll, pentacyclic triterpenes, Beta sitosterol, flavonoid và các thành phần hóa học khác, có tác dụng chống ung thư và hỗ trợ tiêu u, giảm hạch.
Sử dụng loại dược liệu này đúng cách có tác dụng tăng cường thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch, giúp cơ thể ngăn ngừa tế bào ung thư khởi phát. Đồng thời, loại cây này cũng giảm tác dụng phụ của quá trình hóa trị đối với cơ thể.
Hoạt chất flavonoid trong cây xương khỉ có công dụng tốt trong việc ức chế sự phát triển của tế bào ung thư và giảm tác dụng phụ trong xạ trị điều trị ung thư.
Dưới đây là 2 bài thuốc thường được áp dụng trong phòng chống và điều trị ung thư, giúp bệnh nhân khỏe mạnh hơn, hạn chế tế bào ung thư hoạt động:
Bài thuốc 1: Dùng 10 lá cây xương khỉ đã được rửa sạch, đem nhai kỹ rồi nuốt để làm giảm các cơn đau. Mỗi ngày thực hiện đều đặn 5 lần và duy trì trong khoảng thời gian 3 tháng. Trong trường hợp bệnh lý đã kéo dài, số lượng và số lần ăn có thể tăng lên khoảng 15 lá mỗi lần và ăn 6 lần mỗi ngày.
Bài thuốc 2: Dùng 30g cây xương khỉ, 30g cây xạ đen và 20g hoa đu đủ đực đem sắc với 1,5 lít nước. Đến khi còn 1 lít dung dịch thì dừng lại, chia nước thuốc hỗn hợp này thành nhiều lần để uống trong ngày. Đây là bài thuốc có công dụng phòng ngừa sự tái phát và di căn của các tế bào ung thư.
Sử dụng loại dược liệu này đúng cách có tác dụng tăng cường thể lực, nâng cao khả năng miễn dịch. Ảnh: Aboluowang
Giảm ho, trị sổ mũi, ngạt mũi và các bệnh đường hô hấp
Nhiều người sử dụng lá xương khỉ làm thuốc làm giảm tình trạng sổ mũi, ngạt mũi, thậm chí là chữa viêm xoang, viêm mũi dị ứng hoặc… Đây cũng là vị thuốc có khả năng giảm ho và trị ngứa cổ do nhiễm virus hiệu quả.
Thanh nhiệt, giải độc và làm đẹp
Trà thảo mộc được chế biến từ lá cây xương khỉ có công dụng dưỡng khí, dưỡng huyết, dưỡng âm, bổ tỳ vị, điều kinh, thanh nhiệt và độc tố, ức chế vi khuẩn, chống vi rút... Uống hàng ngày có thể điều hòa ruột và dạ dày, thư giãn và giải độc tố, giúp da dẻ hồng hào, cải thiện vóc dáng và có vẻ ngoài rạng rỡ hơn.
Để giảm viêm, sưng tấy và thấp khớp
Trong loại cây này có nhiều hoạt chất bổ ích như betulin, axit amin, canxi… hỗ trợ đem tới công dụng tiêu viêm, loại bỏ huyết ứ, giảm sưng tấy, có thể điều trị các vết bầm tím, gãy xương, thiếu máu, vàng da, thấp khớp…
Mát gan, giải độc, giảm đường huyết và mỡ máu
Cây xương khỉ có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thanh can (mát gan), lợi đảm (tăng tiết mật), khử ứ, tiêu thũng, chỉ thống (chống đau). Loại cây này thường được sử dụng để thanh lọc cơ thể, giải độc tố, hỗ trợ làm giảm đường máu, hạ cholesterol hoặc mỡ máu, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.
Với nhiều công dụng đặc biệt như vậy, thông thường, một người khỏe mạnh cũng có thể thường xuyên sử dụng lá cây xương khỉ để pha trà, sắc nước uống. Thói quen này giúp làm giảm các triệu chứng mệt mỏi, giảm tác dụng phụ của hóa chất mỹ phẩm đối với cơ thể con người. Đối với phụ nữ, công dụng thanh nhiệt, giải độc, làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da và cải thiện vóc dáng rất được quan tâm.
Đối với những người lao động thường xuyên phải thức đêm, thiếu ngủ, ngủ không say giấc thì cây xương khỉ có thể hỗ trợ điều hòa tinh thần, nuôi dưỡng các chức năng của cơ thể, dưỡng can, kiện tỳ, giảm mệt mỏi.
*Theo Aboluowang
Trí Thức Trẻ
- Ăn thứ này đầu tiên trong bữa cơm mỗi ngày, người đàn ông tiểu đường nhận kết quả bất ngờ
- Cơ thể xuất hiện 3 triệu chứng này, hãy lập tức nghĩ đến tiểu đường
- Người phụ nữ 52 tuổi qua đời vì bệnh tiểu đường, bác sĩ than thở: Không muốn đường huyết tăng vọt cần tránh những loại rau củ quả này
- Tiểu đường 'rất sợ' bài tập này, ai làm được 21 phút mỗi ngày thì xin chúc mừng
- 4 loại rau tăng đường huyết còn nhanh hơn thịt cá, người tiểu đường tốt nhất không nên ăn nhiều