Loại cây quý hiếm bậc nhất thế giới có tuổi đời tới 500 năm: Độ cứng ‘‘cân’’ được cả súng, cách ứng dụng mới gây bất ngờ
Được ví là ‘‘mộc vương’’, loại cây này không chỉ cứng cáp, mà còn mang đến nhiều lợi ích cho cuộc sống của con người
- 11-11-2024Loại quả Việt Nam được cựu đại sứ Mỹ khen “thuộc loại ngon nhất thế giới”, ẩn chứa nhiều giá trị bất ngờ
- 10-11-2024Loại quả thân quen có khả năng dưỡng sáng da, đẩy lùi ung thư và bổ gan: Việt Nam nhiều vô kể
- 08-11-2024Loại quả ít thuốc trừ sâu nhất: Trong quá khứ từng bị "ghẻ lạnh", bây giờ được tận dụng làm đủ các món ngon
- 07-11-2024Loại quả có đầy ở Việt Nam, được Trung Quốc thu mua 84% sản lượng, đến lá cũng tốt cho sức khỏe
Các loại cây thân gỗ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái và đem lại lợi ích cho con người. Trong thế giới tự nhiên, có một loại cây thân gỗ được ví là ‘‘mộc vương’’ hay ‘‘vua của các loại gỗ’’. Đó chính là cây bạch dương sắt (hay còn gọi là bạch dương đen hay bạch dương Schmidt)
Bạch dương sắt có tên khoa học là Betula schmidtii, thuộc họ Betulaceae. Loại cây này mọc ở độ cao 700m so với mực nước biển. Nó có khả năng chịu rét tốt nên thường được tìm thấy ở các khu vực có khí hậu lạnh giá như: Primorsky Krai, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. Tại Việt Nam chưa ghi nhận sự xuất hiện của loại cây này.
Cây bạch dương sắt khi trưởng thành có độ cao lên tới 20m, đường kính khoảng 0,7m. Vỏ ngoài của cây có màu đỏ tươi hoặc đen điểm chấm trắng, trong đó bạch dương sắt vỏ đen phổ biến hơn.
So với nhiều loại cây thân gỗ thông thường, bạch dương sắt có tuổi đời trung bình trong khoảng 300 - 500 năm. Các nhà khoa học giải thích vì cây có đặc tính sinh trưởng đặc biệt, cần thời gian dài để phát triển và đạt đến độ cứng vượt trội. Do đó, cây càng cao tuổi, thì thân càng cứng cáp. Đó cũng chính là lý do vì sao bạch dương sắt có biệt danh ‘‘vương mộc’’.
Có tuổi đời kéo dài hàng thế kỷ, bạch dương đen nổi bật nhờ đặc tính cứng cáp gấp 4 lần gỗ keo, gấp đôi lần thép. Nếu dùng vật gì đó gõ vào thân cây, thân cây sẽ phát ra âm thanh "dang dang" như đang gõ vào kim loại. Độ cứng của vỏ cây cũng có thể ‘‘cân’’ được cả dao, búa. Thậm chí, khi bị bắn bằng đạn súng, thân cây chỉ để lại một vết mờ, mức độ tổn thương không đáng kể.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu và phát hiện sợi gỗ bạch dương sắt chứa nhiều lignin và cellulose. Đây là 2 chất có vai trò tạo ra cấu trúc tương tự như vật liệu composite trong môi trường áp suất cao, mang lại độ cứng vượt trội. Ngoài ra, vỏ cây bạch dương sắt cũng có độ đàn hồi nhất định, giúp tạo phản lực nên không bị biến dạng khi chịu tác động từ bên ngoài.
Không chỉ cứng và bền, cây bạch dương sắt còn có khả năng ‘‘kháng nước’’ ấn tượng. Dù thân cây bị chìm trong nước nhưng gỗ vẫn khô và thoáng. Cũng bởi những đặc tính vượt trội này mà bạch dương sắt bị nhiều người săn lùng và khai thác bất hợp pháp. Theo thời gian, loại cây này rơi vào tình khan hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.
Hiện nay, bạch dương sắt thường được ứng dụng trong việc sản xuất các phụ kiện giao thông như: Máy bay, xe hơi, tàu thuyền. Gỗ từ loại cây này cũng được dùng để thay thế thép bởi đặc tính bền bỉ và chống thấm nước tốt. Trước đó, bạch dương đen còn được dùng để làm bi, bạc đạn hoặc các thiết bị ít rỉ sét trên tàu cao tốc.
Chưa hết, độ cứng của bạch dương sắt khiến chúng trở thành nguyên liệu thô lý tưởng để chế tạo các thiết bị phòng thủ, chống đạn trong quân sự. Khả năng chống đạn của loại gỗ này sẽ giúp binh lính được bảo vệ khỏi các loại vũ khí hỏa lực, góp phần nâng cao hiệu quả tác chiến và giảm thiểu thương vong. Ngoài ra, với trọng lượng nhẹ, các thiết bị phòng thủ làm từ gỗ bạch dương sắt còn tăng khả năng cơ động cho binh lính trong quá trình tác chiến.
Bạch dương sắt không chỉ là loại cây gỗ có tính ứng dụng vượt trội, mà còn là loại thảo dược quý, có thể ứng dụng cao trong y học. Theo đó, lá và thân cây có thể điều trị các chứng bệnh liên quan đến xương khớp.
Dù sở hữu nhiều giá trị to lớn, song bạch dương sắt lại có tốc độ sinh trưởng chậm và đang đối mặt với tình trạng khai thác quá mức. Mỗi cá nhân nên có ý thức trong việc bảo vệ loại cây quý hiếm này cũng như các loài thực vật khác để tránh ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên.
(Tổng hợp)
Đời Sống Pháp Luật