Loại củ chợ Việt chỉ bán 30.000/kg, dùng pha trà giúp thanh lọc mỡ máu, phòng ngừa ung thư
Đây là loại củ quen thuộc, có mặt trong nhiều món ăn nhưng dùng để pha trà cũng có thể đem lại các lợi ích sức khỏe bất ngờ.
- 02-07-2023Cụ ông 111 tuổi tập gym mỗi ngày: Thể dục không phải bí quyết duy nhất, áp dụng thêm 1 thói quen của nhiều người Việt để sống thọ
- 01-07-20233 bộ phận trong cơ thể đã tổn thương không thể chữa lành, học cách chăm sóc từ sớm
- 01-07-2023Loại hạt "nhỏ nhưng có võ" vừa giúp khỏe xương khớp vừa hỗ trợ giảm cân
Nghệ có nguồn gốc từ Đông Nam Á thuộc họ Gừng (Zingiberaceae). Nghệ được người dân sử dụng trong y học cổ truyền Trung Quốc và Ấn Độ như một loại thảo dược trong hàng ngàn năm. Nghệ là một loại củ giá rẻ, có thể tìm thấy ở chợ, siêu thị,... Hiện nay, tại Việt Nam giá nghệ dao động từ 30.000 - 40.000 đồng/kg.
Hoạt chất chính trong củ nghệ là curcumin. Curcumin tạo cho nghệ có màu vàng đặc trưng. Curcumin được chứng minh là có đặc tính chống viêm và tăng cường miễn dịch.
Nghệ có mùi thơm và vị hơi đắng, là gia vị chính trong món cà ri và thêm vào nhiều món ăn khác. Ở một số quốc gia Châu Á, nghệ được dùng để thoa lên mặt giúp làm sáng da.
Ngoài làm gia vị, chúng ta còn có thể dùng nghệ để pha trà, giúp bổ sung các chất dinh dưỡng có trong nghệ. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng trà nghệ có thể đem đến một số lợi ích sức khỏe tiềm ẩn.
Lợi ích sức khỏe của trà nghệ
1. Tăng khả năng miễn dịch
Theo nghiên cứu, curcumin trong nghệ có thể cải thiện chức năng miễn dịch với các đặc tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng virus và kháng khuẩn.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng curcumin hoạt động như một chất điều hòa miễn dịch, giúp điều chỉnh chức năng tế bào miễn dịch chống lại bệnh tật.
2. Giảm viêm
Một trong những ứng dụng phổ biến nhất của trà nghệ là điều trị tình trạng đau khớp. Curcumin cung cấp các đặc tính kháng viêm mạnh. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin trong nghệ có thể giúp kiểm soát cơn đau do viêm xương khớp một cách hiệu quả.
3. Tăng cường sức khỏe tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng curcumin có đặc tính có lợi cho sức khỏe tim mạch. Curcumin trong trà nghệ có thể giúp giảm cholesterol LDL (cholesterol xấu) cũng như mức cholesterol toàn phần, giảm huyết áp. Đây đều là các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim.
Một nghiên cứu cho thấy dùng nghệ trong 12 tuần trở lên có thể giúp giảm đáng kể huyết áp tâm thu, giảm hạ huyết áp.
Một nghiên cứu khác cũng quan sát thấy rằng bổ sung nghệ và curcumin có thể làm giảm lượng mỡ trong máu, bao gồm cholesterol LDL có hại và chất béo trung tính.
Mặc dù trà nghệ có thể không chứa quá nhiều curcumin như các chất bổ sung trong các nghiên cứu, nhưng trà nghệ vẫn là một thức uống lành mạnh đối với sức khỏe tim mạch, đáng để thêm vào chế độ ăn uống.
4. Phòng ngừa ung thư
Là một chất chống oxy hóa và chống viêm, curcumin trong nghệ có thể bảo vệ tế bào trong cơ thể khỏi các tổn thương, giảm nguy cơ đột biến tế bào và ung thư.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cũng đã phát hiện ra rằng curcumin có đặc tính giúp hạn chế sự phát triển và lây lan của khối u cũng như các tế bào ung thư.
5. Tăng cường sức khỏe não bộ
Curcumin trong trà nghệ giúp tăng cường sức khỏe não bộ bằng cách làm giảm mảng beta-amyloid, làm chậm và ngăn chặn các yếu tố nguy cơ gây suy thoái tế bào thần kinh và các yếu tố nguy cơ của bệnh Alzheimer.
Một thử nghiệm lâm sàng khác cho thấy sử dụng 90mg curcumin hai lần một ngày trong 18 tháng giúp cải thiện hiệu suất trí nhớ ở người lớn tuổi và giúp họ ngăn ngừa tình trạng sa sút trí tuệ.
Ngoài ra, curcumin trong nghệ có thể đẩy lùi chứng lo âu và trầm cảm ở con người. Curcumin cũng có thể làm tăng mức dopamine và serotonin - là những chất hóa học trong não của bạn điều chỉnh tâm trạng và các chức năng khác của cơ thể.
Cách pha trà nghệ
Chỉ với nghệ tươi hoặc khô và một vài dụng cụ, bạn hoàn toàn có thể pha được một tách trà nghệ tươi tại nhà.
Nguyên liệu: Nghệ tươi nguyên củ hoặc bột, nước hoặc sữa.
Cách làm:
- Cắt nghệ thành những lát nhỏ.
- Cho nghệ đã cắt (hoặc bột nghệ) vào 237ml nước/ sữa.
- Đun sôi và để trong 3 - 5 phút.
- Vớt các lát nghệ ra và thưởng thức trà nghệ.
Nguồn: WebMD, Medical News Today
Trí thức trẻ