Loại gia vị mệnh danh “bậc thầy bổ huyết”, tốt hơn táo đỏ, bổ hơn hoàng kỳ: Nấu với củ sen, gạo nếp cực hợp
Mặc dù rất tốt nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại gia vị này thường xuyên, do đó cần lưu ý trước khi dùng.
- 24-10-2024Có 1 loại rau không chứa thuốc trừ sâu làm 3 món siêu ngon, ăn vừa giúp kháng khuẩn lại tốt cho hệ xương khớp
- 24-10-2024Bác sĩ 102 tuổi mỗi ngày đều làm 2 việc để “trẻ hóa” mạch máu, thích ăn 1 loại cá Việt Nam có nhiều
- 22-10-20241 loại nước giúp hạ đường huyết, chống béo phì mà người Nhật làm mỗi sáng, ở Việt Nam bán rất rẻ mà không biết
- 11-10-2024Việt Nam có 1 loại hoa được coi là “báu vật” trời ban, cực hiếm trên thế giới, lại tốt cho sức khỏe
Trong cuốn "Hoàng Đế nội kinh" có câu: "Khí vi huyết chi soái, huyết vi khí chi mẫu". Câu nói này thể hiện mối quan hệ tương hỗ giữa khí và huyết. Khí là thống soái của huyết, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu. Huyết là mẹ của khí, có tác dụng nuôi dưỡng khí. Khí huyết không hòa, bách bệnh nảy sinh. Khí huyết dồi dào, bách bệnh tiêu tan. Cùng độ tuổi, có người trông rất trẻ, 50 tuổi mà như 40. Có người lại trông như 60, rất già. Để giữ được nét trẻ trung, chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm bổ khí huyết. Ví dụ như loại thực phẩm được giới thiệu hôm nay, nó tốt hơn cả táo tàu, bổ hơn cả hoàng kỳ, được dân gian mệnh danh là "chuyên gia bổ máu". Đó chính là đường đen, thứ rất gần gũi và quen thuộc với chúng ta.
Loại gia vị bổ huyết hơn táo đỏ và hoàng kỳ (Ảnh minh họa)
Đường đen được cô đặc từ mía. Loại đường này chứa hàm lượng sắt, canxi và nhiều loại vitamin nhóm B và các chất dinh dưỡng khác cao hơn cả táo tàu và hoàng kỳ. Do đó, hiệu quả bổ khí huyết của nó cũng tốt hơn.
Món củ sen nhồi gạo nếp đường đen
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
Củ sen 2-3 củ
Gạo nếp hạt dài 500g
Đường đen 100g
Nước lọc vừa đủ.
Cách chế biến
Bước 1: Khi mua củ sen, nên chọn những củ có màu hơi vàng. Loại củ sen này hơi già, thích hợp để làm món củ sen hồng đường hoa quế. Sau khi mua về, lau sạch bùn đất bám trên bề mặt củ sen, sau đó rửa sạch bằng nước máy.
Bước 2: Nhặt sạch gạo nếp, sau đó vo qua 1 lần bằng nước máy. Tiếp theo, ngâm gạo nếp vào nước sạch khoảng 10 phút rồi vớt ra. Tuyệt đối không ngâm lâu, gạo nếp ngâm lâu khi nấu sẽ bị nhão, ảnh hưởng đến hương vị và hình thức. Sau khi ngâm đủ thời gian, vớt gạo nếp ra, để ráo nước.
Bước 3: Cắt hai đầu củ sen để dễ dàng cho gạo nếp vào bên trong. Sau đó, cho gạo nếp vào từng lỗ của củ sen. Nếu có lỗ nào không nhét được gạo nếp, dùng đũa chọc vào lỗ đó để nhét tiếp. Sau đó, dùng tăm ghim phần đầu đã cắt vào củ sen để gạo nếp không bị rơi ra ngoài.
(Ảnh minh họa)
Bước 4: Cho lượng nước vừa đủ vào nồi, cho đường đen và củ sen vào nồi. Đun sôi nước bằng lửa lớn rồi chuyển sang lửa nhỏ, tiếp tục ninh củ sen trong 1 tiếng. Sau khi ninh xong, tắt bếp và ủ trong 1 tiếng để củ sen ngấm đều gia vị.
Bước 5: Sau khi củ sen đã ngấm gia vị, vớt ra, cắt thành từng miếng vừa ăn rồi bày ra đĩa. Sau đó, rưới một chút nước sốt lên trên là có thể thưởng thức. Món củ sen nhồi gạo nếp đường đen làm xong có thể dùng làm món ăn nguội cũng rất ngon.
Món củ sen nhồi gạo nếp đường đen thơm ngon, bổ dưỡng. (Ảnh minh họa: NetEase)
Lưu ý, khi nhét gạo nếp vào củ sen, gạo nếp phải được nhét chặt. Nếu gạo nếp nhét quá lỏng, trong quá trình nấu, gạo nếp sẽ bị rơi ra ngoài hoặc bị nhão, ăn không ngon.
Sau khi nấu xong, không nên vớt ra ăn ngay. Lúc này, gạo nếp và củ sen chưa ngấm đều gia vị. Nên ngâm thêm 1-2 tiếng để củ sen thấm vị hơn.
Thông thường, làm 1-2 củ củ sen thì cho khoảng 100g đường đen là được. Nếu cho quá nhiều đường, món ăn sẽ rất ngọt, không ngon! Nên ăn vào mùa đông để bổ máu ích khí, chống lão hóa, dưỡng sinh.
Khi sử dụng đường đen, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
1. Đường đen có hàm lượng calo tương tự như đường trắng, do đó không nên tiêu thụ quá nhiều để tránh tăng cân và các vấn đề về sức khỏe liên quan.
2. Mặc dù có chứa một số khoáng chất, nhưng đường đen không nên được coi là nguồn cung cấp dưỡng chất chính trong chế độ ăn uống.
3. Đường đen cũng có thể ảnh hưởng đến mức đường huyết, do đó những người có vấn đề về đường huyết cần thận trọng khi sử dụng.
4. Hương vị của đường đen có thể thay đổi hương vị của món ăn, vì thế hãy thử nghiệm với lượng nhỏ trước khi điều chỉnh phù hợp theo sở thích cá nhân.
5. Bảo quản đường đen ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp và nhiệt độ cao để giữ được chất lượng tốt nhất.
Nguồn tổng hợp
Đời Sống Pháp Luật