Loài người đang phụ thuộc vào dầu mỏ nhiều như thế nào?
Dầu mỏ vẫn đang là "huyết mạch" của nền kinh tế. Mặc dù câu chuyện về viễn cảnh "Trái Đất hết dầu mỏ" chỉ là tưởng tượng nhưng nguồn cung khan hiếm cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế toàn cầu.
- 18-04-2019Chuyên gia Phạm Chi Lan bộc bạch những nỗi lo với bức tranh kinh tế tư nhân Việt Nam
- 18-04-2019Tiền lương của cán bộ công chức: Cần “phá” ra làm lại?
- 18-04-2019Hà Nội ủng hộ 'quản' Grab như taxi
Dầu mỏ đang là nguồn năng lượng thiết yếu và là nhân tố quan trọng của nhiều khía cạnh cuộc sống. Chúng quan trọng đến nỗi ta đã từng thấy nhiều cuộc chiến tranh nổ ra chỉ vì mỏ dầu.
Điều gì sẽ xảy ra nếu dầu mỏ cạn kiệt?
Năm 2013, khi thế giới vẫn đang trong quá trình phục hồi từ khủng hoảng tài chính toàn cầu, 5 tập đoàn dầu khí lớn BP, Chevron, Conoco Phillips, Exxon Mobil, đã kiếm được 177.000 US/phút, tức là 93 tỷ USD/năm. Với số tiền khổng lồ này, các công ty dầu mỏ có thể sử dụng tầm ảnh hưởng của mình để áp đảo kinh tế thế giới. Dầu mỏ giúp họ giàu lên nhanh nhất, vì thực sự, chúng quá quan trọng.
Chúng ta cần rất nhiều sản phẩm từ dầu mỏ cho cuộc sống hàng ngày: nhiên liệu cho phương tiện giao thông, đồ nhựa và thậm chí là thuốc chữa bệnh.
Tác động dễ thấy nhất là hàng tỷ phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu sẽ ngừng hoạt động. Những người trước đây đi làm bằng xe máy, xe hơi hoặc phương tiện giao thông công cộng đều sẽ phải chuyển sang đi bộ hoặc đi xe đạp, tốt hơn một chút thì là xe điện.
Vẫn sẽ có điện từ than đá và khí đốt, năng lượng hạt nhân và thủy điện, nhưng chắc chắn nguồn cung xe điện hiện tại sẽ là chưa đủ để thay thế hoàn toàn các phương tiện sử dụng xăng dầu.
Hệ quả của việc này là sự cải tổ việc làm trong đa số dân cư. Người lao động sẽ quá mệt mỏi với việc phải di chuyển quá xa và mất quá nhiều thời gian đi làm. Họ sẽ từ bỏ những công việc ở quá xa và chuyển sang làm việc ở gần nhà.
Nhưng điều này sẽ khiến các ngành đòi hỏi chuyên môn cao chịu áp lực rất lớn để tìm kiếm người thay thế vì thay đổi trụ sở gần như là bất khả. Sẽ rất khó để thế giới có thể quay lại kỷ nguyên công nghiệp nếu như mọi người làm việc rải rác mỗi người một nơi.
Máy móc cũng không thể vận hành thiếu dầu.
Trung Quốc và Ấn Độ - hai nền kinh tế quy mô lớn và tăng trưởng cao sẽ bị lung lay vì họ cần quá nhiều năng lượng để phát triển.
Các quốc gia phương Tây sẽ khả quan hơn vì họ có nhiều nguồn năng lượng tái tạo thay thế. Họ sẽ có thể cầm cự cho tới khi tái cơ cấu được nguồn nhiên liệu chủ yếu.
Các quốc gia phụ thuộc dầu mỏ như Algeria, Venezuela và Nigeria sẽ sụp đổ và nhanh chóng. Dẫn đến việc di cư hàng loạt của người dân các quốc gia này. Khơi nguồn cho cuộc chiến tranh dành tài nguyên có sẵn. Tuy nhiên, sẽ không có xe tăng hay máy bay gì cả, chiến tranh sẽ nổ ra trên xe điện, tệ hơn là xe đạp và ngựa.
Hơn nữa, chưa có loại xe điện nào đủ sức để vận tải hàng hóa và người xuyên lục địa, các hoạt động vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu sẽ bị đình trệ.
Vì vậy, con người sẽ cố gắng chuyển nhiên liệu cho xe cộ và máy bay từ xăng dầu sang khí thiên nhiên, quá trình này sẽ rất mất thời gian và công sức nhưng cuối cùng cũng sẽ đạt được. Vậy nên, việc dầu mỏ cạn kiệt cũng không có nghĩa là tận thế sẽ xảy ra.
Tuy nhiên chừng nào quá trình chuyển đổi này còn chưa đạt được, loài người sẽ quay lại thời kỳ nền kinh tế gần như đóng. Không có giao lưu thương mại. Nền kinh tế sẽ bị thu hẹp lại, không đến mức quá cực đoan nhưng chất lượng đời sống chắc chắn sẽ giảm. Loài người sẽ phải trải qua một quá trình chuyển đổi khó khăn.
Câu chuyện giả tưởng trên rõ ràng còn rất nhiều lỗ hổng, nhưng nếu thế giới không tìm đến các nguồn nhiên liệu bền vững hơn, điều gì cũng có thể xảy ra.