Loại rễ phổ biến trong đông y “nhỏ mà có võ” nhưng ít ai biết đến và những lưu ý khi sử dụng: Không chỉ ngọt mà còn làm dịu dạ dày, chống lại căng thẳng
Cam thảo là một loại rễ cây phổ biến, nhưng công dụng của nó thì không phải ai cũng biết.
- 01-09-2020Bà mẹ đơn thân lầm tưởng các triệu chứng chỉ là dị ứng nhưng không ngờ tử thần đang gõ cửa: 6 biểu hiện bạn cần chú ý của bệnh ung thư tuyến giáp
- 30-08-2020Khoai lang có một bộ phận cực quý, "nắm giữ" trọn vẹn nguồn dinh dưỡng quý báu để ngừa ung thư, làm đẹp da nhưng ai cũng vô tư ném bỏ
- 29-06-20204 thực phẩm tốt cho sức khỏe: Là “vũ khí” đánh bay nếp nhăn và tóc bạc sớm đến từ thiên nhiên, phụ nữ ai cũng nên nắm rõ
Cam thảo thường được dùng như một loại thảo mộc nấu nước thông thường hoặc sử dụng trong các bài thuốc đông y để tăng vị ngọt, Tuy nhiên, loại rễ cây đặc biệt này còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn bạn vẫn tưởng.
Chính xác thì cam thảo là gì?
Khi nhắc đến cam thảo, hầu hết mọi người đều nghĩ đến một loại thuốc đông y có vị ngọt, thường được kê trong các thang thuốc. Ngoài ra một số nơi còn dùng quả cam thảo để làm gia vị cho món ăn. Ít ai biết rễ cam thảo là một loại thảo dược chứa nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, nổi bật nhất là axit glycyrrhizic. Nó đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ và có sẵn ở nhiều dạng, bao gồm chiết xuất cam thảo, bột và trà.
Lưu ý: Tác dụng phụ có thể xảy ra khi ăn quá nhiều cam thảo
Mặc dù rễ cam thảo có thể là một bổ sung lành mạnh cho chế độ ăn uống của bạn, nhưng điều quan trọng cần lưu ý là có khả năng xảy ra quá nhiều điều tốt. Julie Upton, bác sĩ y khoa cho biết: "Nếu tiêu thụ quá nhiều cam thảo, nó có thể dẫn đến mức kali thấp gây ra nguy hiểm, có thể dẫn đến các bệnh về tim cũng như suy nhược cơ. Loại thảo mộc này có thể chống chỉ định đối với nhiều người có tình trạng bệnh cụ thể hoặc dùng một số loại thuốc sẽ tương tác với các hợp chất hoạt tính sinh học của nó. Ví dụ, một số loại thuốc trị bệnh tim không nên dùng với cam thảo, cũng như những người mắc một số bệnh về thận".
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cảnh báo rằng đối với những người trên 40 tuổi, ăn 5 gam cam thảo đen mỗi ngày trong ít nhất hai tuần có thể dẫn đến những tình trạng phải nhập viện, vì vậy hãy hạn chế số ngày bạn tiêu thụ loại thảo mộc và đảm bảo không tiêu thụ quá 5 gam mỗi lần.
Nếu bạn có tiền sử bệnh tim và / hoặc huyết áp cao, hãy nhớ theo dõi chặt chẽ lượng bạn tiêu thụ (và nhớ tránh những loại thực phẩm khác có hại cho tim của bạn). Mặt khác, rễ cam thảo có thể an toàn để ăn và có thể được sử dụng để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn.
Lợi ích của cam thảo
Cam thảo làm dịu dạ dày của bạn
Upton cho biết: "Cam thảo thường được sử dụng cho các triệu chứng tiêu hóa bao gồm ợ chua, loét dạ dày, viêm đại tràng và viêm dạ dày hoặc bất kỳ chứng viêm nào của niêm mạc dạ dày hoặc đường tiêu hóa trên". Nó là một chất chống viêm mức độ nhẹ, vì vậy nó có thể giúp bảo vệ chống lại các rối loạn do loét.
Một nghiên cứu nhỏ được công bố trên tạp chí Y học thay thế và bổ sung dựa trên bằng chứng cho thấy cam thảo đã khử phân ly (DGL) là một giải pháp thay thế an toàn và hiệu quả cho các loại thuốc chữa loét dạ dày không kê đơn. Dưới đây là những cách chữa đau dạ dày đáng ngạc nhiên hơn.
Cam thảo chống lại căng thẳng
Nếu bạn là người thường xuyên bị căng thẳng, rễ cam thảo có thể hữu ích. Trên tạp chí y khoa Molecular and Cellular Endocrinology, loại thảo mộc này được phát hiện giúp cơ thể điều chỉnh hiệu quả hơn hormone căng thẳng cortisol.
Cam thảo cải thiện sức khỏe đường hô hấp
"Cam thảo có thể được sử dụng để điều trị các vấn đề nghiêm trọng về đường hô hấp, bao gồm ho, đau họng, hen suyễn và viêm phế quản," Rebecca Park, người sáng lập trang web testsforme.com cho biết. Nó không chỉ có thể giúp giảm thiểu nhiễm trùng đường hô hấp trên do vi khuẩn gây ra, mà còn có thể giúp loại bỏ chất nhầy khỏi phổi và giúp thư giãn co thắt phế quản.
Cam thảo tăng cường khả năng miễn dịch của bạn
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Food Chemistry cho thấy cam thảo có đặc tính "chống oxy hóa, loại bỏ gốc tự do, kích thích miễn dịch".
Cam thảo cải thiện làn da của bạn
Park nói: "Cam thảo có lợi cho da khi sử dụng bên trong và bên ngoài. "Nó giúp chữa lành các bệnh về da như chàm, vẩy nến, viêm nhiễm, cháy nắng, mẩn đỏ da dai dẳng và nấm da chân." Các dung dịch bôi ngoài da có chiết xuất từ cam thảo có thể được sử dụng để giảm sưng và ngứa da. Tìm hiểu thêm các loại gia vị giúp tăng cường thói quen chăm sóc da của bạn .
Cam thảo cải thiện sức khỏe răng miệng của bạn
Loại thảo mộc đa dụng này cũng có thể giúp giữ cho răng và nướu của bạn khỏe mạnh. Một nghiên cứu từ Tạp chí Sản phẩm Tự nhiên cho thấy rễ cam thảo có chứa hai hợp chất kháng khuẩn hiệu quả có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn liên quan đến sâu răng và bệnh nướu răng.
Theo The Healthy