MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Loạt hạ tầng trọng điểm tại Đà Nẵng tác động thị trường BĐS như thế nào?

04-09-2021 - 09:21 AM | Bất động sản

Loạt hạ tầng trọng điểm tại Đà Nẵng tác động thị trường BĐS như thế nào?

Mặc dù 7 tháng đầu năm, nguồn cung và giao dịch BĐS Đà Nẵng giảm tốc do ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, TP này lại được “nâng đỡ” bởi loạt hạ tầng giao thông – xã hội cùng với điều chỉnh quy hoạch ở các khu vực trọng điểm.

21 dự án hạ tầng giao thông được ưu tiên đầu năm 2021-2025

Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung Tp.Đà Nẵng được HĐND Tp.Đà Nẵng thông qua, trong giai đoạn 2020 – 2025, TP. Đà Nẵng sẽ tập trung phát triển 21 dự án trọng điểm về hạ tầng giao thông.

Cụ thể, đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu (bao gồm đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối từ Cảng Liên Chiểu đến đường Hồ Chí Minh, đường vành đai phía Bắc). Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương, Ngân sách thành phố cho phần hạ tầng dùng chung, đê chắn sóng... Phần vốn nhà đầu tư (PPP và các nguồn vốn khác): cho bến cảng, logistic với 3.426,3 tỷ.

Nạo vét, thoát lũ khẩn cấp sông Cổ Cò (đoạn qua địa phận thành phố Đà Nẵng); Bảo vệ, nâng cao khả năng chứa tàu thuyền tránh bão của Âu thuyền Thọ Quang và khả năng thoát nước lũ, giảm ngập úng qua hệ thống thoát nước và hồ điều hòa của thành phố Đà Nẵng. Nguồn vốn Ngân sách Trung ương Ngân sách thành phố với 585,5 tỷ.

Loạt hạ tầng trọng điểm tại Đà Nẵng tác động thị trường BĐS - Ảnh 1.

Tuyến đường vành đai phía Tây đoạn từ Quốc lộ 14B đến đường Hồ Chí Minh. Nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ và Ngân sách thành phố đối ứng với 1.499 tỷ.

Dự án cải thiện hạ tầng giao thông thành phố Đà Nẵng - OFID (Đường vành đai phía Tây 2, Đường và cầu qua sông Cổ Cò). Vốn vay OFID và vốn đối ứng từ Ngân sách thành phố với 1.370,44 tỷ.

Nâng cấp, cải tạo đường ĐT 601. Vốn Ngân sách thành phố và Ngân sách Trung ương với 643,52 tỷ.

Tuyến đường Trục I Tây Bắc (đoạn từ nút giao thông Ngã ba Huế đến Bệnh viện Ung thư, đoạn từ Hồ Tùng Mậu đến Quốc lộ 1A và đoạn nối Nguyễn An Ninh từ nút giao Quốc lộ 1A đến đường sắt). Vốn Ngân sách thành phố với 364,54 tỷ.

Cụm nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý. Vốn Ngân sách thành phố với 723,43 tỷ.

Tuyến đường số 1 nối từ đường ĐH4 đến đường Hòa Thọ Tây – Hòa Nhơn. Vốn Ngân sách thành phố 352,56 tỷ.

Tuyến đường số 2 nối từ đường vành đai phía Nam đến đường Hòa Thọ Tây - Hòa Nhơn. Vốn Ngân sách thành phố với 190 tỷ.

Cầu Bồ Bản - Phú Hoà (Cầu số 2). Vốn Ngân sách thành phố với 113,1 tỷ.

Dự án cải tạo, nâng cấp một số nút giao thông trọng điểm trên địa bàn thành phố nhằm khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông: Đoạn nối đường Nguyễn Sinh Sắc - Hoàng Văn Thái; Đoạn nối đường Lê Đuẩn - Đống Đa. Vốn Ngân sách thành phố với 1.812 tỷ.

Xây dựng các bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố (giai đoạn 1). Vốn Ngân sách thành phố.

Các dự án đường bộ kết nối khu vực: Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, Cao tốc Túy Loan - Cam Lộ, Nâng cấp tuyến QL 14D đi cửa khẩu Đăck Ốc... Vốn Ngân sách Trung ương.

Mở rộng hầm đường bộ qua đèo Hải Vân. Vốn Ngân sách Trung ương.

Tuyến đường Hành lang Kinh tế Đông Tây 2 (Quốc lộ 14D). Vốn Ngân sách Trung ương.

Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14G. Vốn Ngân sách Trung ương.

Mở rộng tuyến Quốc lộ 14B (GĐ 2). Vốn Ngân sách Trung ương.

Các tuyến đường ngang nối Quốc lộ 14B và các xã thuộc huyện Hòa Vang. Vốn Ngân sách Trung ương với 122,4 tỷ.

Trung tâm Logictics Cảng Liên Chiểu. Vốn nhà đầu tư nhà đầu tư đề xuất.

Mở rộng trung tâm Logictics kho bãi tại khu vực phía Nam Trung tâm Logictis - Cảng Đà Nằng. Vốn nhà đầu tư, dự án đầu tư có sử dụng đất với 293,24 tỷ.

Kho xăng dầu tại khu vực tiếp giáp nhà máy xi măng Hải Vân. Vốn nhà đầu tư, dự án đầu tư có sử dụng đất với 110 tỷ.

Điều chỉnh thiết kế tổng thể kè sông, kiến trúc cảnh quan dọc sông Cò Cổ

Ngày 22/12/2020, Sở Xây dựng Đà Nẵng có văn bản số 8347/SXD-PTĐT báo cáo UBND TP. Đà Nẵng về việc rà soát, khớp nối quy hoạch, thiết kế tổng thể sông, kiến trúc cảnh quan dọc sông Cổ Cò thuộc Tp.Đà Nẵng. Cụ thể, Viện Quy hoạch xây dựng Tp.Đà Nẵng đã thực hiện điều chỉnh phương án thiết kế và kiến trúc cảnh quan đối với 12 đoạn kè sông Cổ Cò (do 9 công ty khác nhau làm CĐT).

Cụ thể, Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng đã thực hiện điều chỉnh phương án thiết kế và kiến trúc cảnh quan đối với 12 đoạn kè sông Cổ Cò do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Công ty CP Địa Cầu, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình NN&PTNT, Công ty CP Đầu tư tài chính Bảo hiểm Dầu khí, Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 579, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, Công ty TNHH Sân Golf Vina Capital Đà Nẵng, Công ty CP Đầu tư phát triển và xây dựng Thành Đô, Công ty CP FPT Đà Nẵng làm chủ đầu tư.

Loạt hạ tầng trọng điểm tại Đà Nẵng tác động thị trường BĐS - Ảnh 2.

Về nguyên tắc thiết kế cảnh quan chung sẽ tổ chức cảnh quan phía bờ sông để mở rộng kết nối cộng đồng, phát triển du lịch, hỗ trợ cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và du khách, nâng cấp hệ thống hạ tầng giao thông, nâng cao vai trò quản lý của chính quyền và gia tăng sự thích ứng với biến đổi khí hậu.

Sở Xây dựng cũng kiến nghị UBND thành phố giao UBND quận Ngũ Hành Sơn chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai phương án bồi thường thiệt hại và giải phóng mặt bằng.

Điều chỉnh quy hoạch chi tiết sân bay Quốc tế Đà Nẵng

Tháng 3/2021, AEC đã trình đề xuất các phương án điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng HKQT Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 để UBND TP. Đà Nẵng, Bộ GTVT, Cục Hàng không Việt Nam, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam, các sở, ngành hữu quan TP. Đà Nẵng, các đơn vị quốc phòng trong khu vực sân bay Đà Nẵng... xem xét, thẩm định.

Theo AEC, hiện Cảng HKQT Đà Nẵng có 2 đường cất hạ cánh 35R-17L (kích thước 3.500m x 45m) và 35L-17R (3.48m x 45m) cách nhau 214m; 2 đường lăn song song E6 (dài 3.348m ở phía Đông, cách đường cất hạ cánh 35R-17L là 150m về phía Đông) và W6 (dài 3.048m, cách đường cất hạ cánh 35L-17R là 116m về phía Tây). Hiện sân bay quốc tế Đà Nẵng đảm bảo 35 vị trí đỗ máy bay.

Việc phát triển sân bay quốc tế Đà Nẵng cả về 2 phía Đông và Tây sẽ góp phần cải thiện năng lực hoạt động và khai thác Cảng HKQT Đà Nẵng một cách đồng bộ, triệt để, hiệu quả và bền vững. Vì vậy, AEC đề nghị nên chọn phương án sử dụng đất số 2 trong các phương án điều chỉnh quy hoạch tổng mà AEC đưa ra khi lập Đồ án điều chỉnh quy hoạch chi tiết Cảng HKQT Đà Nẵng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản tư vấn về phát triển Cảng Liên Chiểu

Ngày 13/4/2021, UBND TP. Đà Nẵng và Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội thảo Khảo sát thu thập số liệu dự án Phát triển cảng Liên Chiểu (hợp phần PPP). Theo đó, mục tiêu của Dự án nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng dùng chung bến cảng Liên Chiểu tạo cơ sở phát triển cảng biển tại khu vực Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng. Thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2021 – đến 2025. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 3,426.3 tỷ Đồng.

Trong báo cáo của JICA, các chuyên gia tư vấn đã xây dựng, xác định quy hoạch khu đô thị xung quanh cảng Liên Chiểu, phương án kết nối giao thông, phương án xác định vị trí các bến cảng phù hợp; tính khả thi dự án PPP; mô hình quản lý khai thác hiệu quả cảng Liên Chiểu và phương án đầu tư phù hợp, hài hòa lợi ích giữa nhà nước và khu vực tư nhân.

Loạt hạ tầng trọng điểm tại Đà Nẵng tác động thị trường BĐS - Ảnh 3.

Cụ thể, báo cáo đã nêu những lý do cấp thiết để sớm xây dựng cảng Liên Chiểu. Theo nghiên cứu, lượng hàng hóa tại cảng Tiên Sa đang gia tăng trung bình 13%/năm đối với tổng sản lượng và 20%/năm đối với hàng hóa container trong 10 năm gần đây và sẽ đạt tối đa công suất của cảng trong vòng vài năm tới.

Bên cạnh đó, đơn vị tư vấn cũng kiến nghị thành phố Đà Nẵng nên nghiên cứu năng lực vận chuyển bao gồm hiện trạng cải tạo đường bộ, cần thống nhất về giai đoạn chuyển hàng hóa từ cảng Tiên Sa đến cảng Liên Chiểu, nghiên cứu chuẩn bị di dời chức năng cảng Tiên Sa...

Đồng thời, đơn vị tư vấn cũng cho rằng Đà Nẵng cần tiến hành một số nghiên cứu bổ sung đối với phương án bố trí cho đê chắn sóng, cát thải và đất bồi lắng ở cửa sông để có được phương án bố trí cảng tối ưu; cần chốt quy hoạch mạng lưới đường sắt mới và quy hoạch ga hàng hóa mới để nghiên cứu cụ thể hơn mạng lưới đường sắt đến cảng Liên Chiểu.

Hoàn thành dự án cải tạo nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý vào cuối năm 2021

Ngày 28/6/2021, Lãnh đạo Tp.Đà Nẵng có buổi làm việc, kiểm tra tiến độ và yêu cầu chủ đầu tư dự án cải tạo nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý đẩy nhanh tiến độ thi công để dự án hoàn thành trước ngày 31/12/2021. Dự án được khởi công xây dựng từ tháng 3/2020 với tổng vốn đầu tư 723 tỷ đồng.

Theo Tp. Đà Nẵng, đây là công trình trọng điểm, động lực tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố, trong đó có việc giải tỏa ùn tắc giao thông đô thị.

Loạt hạ tầng trọng điểm tại Đà Nẵng tác động thị trường BĐS - Ảnh 4.

Dự án triển khai thi công ở vị trí không thuận lợi do vừa tổ chức thi công, vừa bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và cũng luôn có sự quan tâm của người dân thành phố với mong muốn dự án sớm hoàn thành.

Thời gian qua, lãnh đạo thành phố đã thường xuyên phân công nhiệm vụ, cử nhiều đoàn công tác đến tận công trường để kiểm tra, kịp thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án.

Lãnh đạo Thành ủy và UBND thành phố đã thống nhất thay đổi phương án thi công từ việc chuyển giai đoạn thi công cầu vượt qua nút giao lên triển khai trước, thi công các hạng mục hầm ngầm sau.

Bảo Anh

Nhịp sống kinh tế

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên