Loạt hộp cơm của chị vợ dậy từ 6h sáng nấu cho ông xã: Không tiết kiệm được bao nhiêu nhưng chồng no bụng hơn ăn tiệm
Theo Huyền Trân, việc chuẩn bị hộp cơm cho chồng mang đi không tiết kiệm được bao nhiêu so với ăn ngoài hàng nhưng chị vẫn nấu vì đảm bảo vệ sinh và chất lượng.
- 08-06-2022Kiến trúc sư 9x bị cụt tay với nỗ lực sống như người bình thường
- 07-06-2022Sinh viên mới ra trường 1 năm thẳng thừng từ chối công việc vì lương chỉ có... 12 triệu
- 07-06-2022Có một ác mộng mang tên "thi Đại học" tại Hàn Quốc: Sĩ tử chỉ được ngủ 3 tiếng/ ngày, thôi miên để giảm căng thẳng khi ôn thi
Ngoài mâm cơm hàng ngày thì hộp cơm trưa mang đi làm cũng có một sức hấp dẫn đặc biệt với hội chị em yêu bếp. Bởi lẽ mọi người đều muốn có những bữa trưa ngon lành, chất lượng, đủ chất dinh dưỡng cho một ngày làm việc dài. Thành ra mỗi lần thấy ai khoe chuyện làm hộp cơm cho mình hoặc người thân mang đi làm là mọi người ngưỡng mộ ghê lắm.
Loạt hộp cơm ngon lành, gọn gàng mà chị vợ đảm Huyền Trân (Hà Nội) chuẩn bị cho chồng mang đi làm dưới đây là một ví dụ.
Những hộp cơm đơn giản nhưng chất lượng mà chị Trân chuẩn bị cho chồng
Được biết chị vợ đảm bắt đầu nấu cơm cho chồng mang đi làm từ khoảng tháng 5/2020 - đợt giãn cách XH lần đầu tiên. Trước đó chồng chị Trân chưa chịu mang đi do lích kích nhiều túi nhưng về sau, 1 phần vì dịch bệnh, ngại ra ngoài ăn uống nơi đông người và 1 phần do cơm vợ nấu đảm bảo chất lượng hơn nên anh không có ý kiến gì nữa.
Mỗi ngày, chị Trân thường dậy từ 6h sáng để làm cơm trưa cho chồng và bữa sáng cho cả nhà. Việc này không quá khó khăn với chị vợ đảm vì: "Mình vốn hay dậy sớm. Đồ ăn mình cũng đã sơ chế, chuẩn bị từ trước nên hôm sau đun nấu là xong và chỉ mất 30 - 40 phút. Nếu hôm nào dậy muộn hơn thì sẽ nấu món đơn giản như luộc hoặc hấp. Chồng mình cũng sợ vợ vất vả nên có lúc bảo thôi nhưng do sắp xếp được nên mình vẫn nấu".
Ngoài ra để tiết kiệm thời gian hơn, chị vợ đảm còn 1 bí kíp nhỏ nhưng có võ là thái sẵn và cho vào tủ đông các loại gia vị như hành hoặc tỏi. Nhờ vậy mà lúc dùng không mất công nhặt bóc, rất nhanh gọn.
Về thực đơn mỗi bữa, chị Trân đều tự chuẩn bị theo sở thích và thói quen ăn uống của chồng: "Mình ít khi hỏi ý kiến vì có nhiều món mình biết chồng sẽ thích và chồng mình cũng khá dễ tính chuyện ăn uống. Thỉnh thoảng bí quá thì mình lên Yêu bếp học hỏi các chị em. Còn một số món anh ấy không thích như cá, đậu thì mình sẽ nấu vào bữa tối để ăn cùng gia đình cho đủ chất".
Chồng thích ăn thịt nên chị Trân thường chuẩn bị các món thịt cho bữa trưa còn bữa tối lại thêm cá và đậu để cân đối
Theo quan sát của Huyền Trân, việc chuẩn bị hộp cơm cho chồng mang đi không tiết kiệm được bao nhiêu tiền ăn trưa so với khi ăn ngoài hàng nhưng chị vẫn nấu vì đảm bảo được vệ sinh và chất lượng. "Có chăng là đỡ được bữa xế. Vì chồng mình tan làm khá muộn nên trước đây, khi ăn cơm quán là tầm 4h chiều đã đói bụng, hay phải ăn bánh mỳ để chống đói" - chị vợ đảm tiết lộ.
Trước tình hình bão giá như hiện tại , chị Trân tâm sự: "Nhà mình có gạo do bà nội tài trợ và thỉnh thoảng ông bà 2 bên gửi rau củ lên. Với thức ăn cũng như đồ dùng gia đình, mình hay đi siêu thị vào cuối tuần và hay có các chương trình khuyến mãi. Mình mua nhiều một chút về dùng dần trong tuần nên cũng không bị đắt hơn. Nhưng vẫn có khoản bị tăng nhiều là thịt và xăng".
Với những món có cả thịt và rau củ như mướp đắng dồn thịt hay thịt bò xào khoai tây, chị Trân chỉ làm một món nhưng cho vào 2 hộp
Một số hộp cơm khác của chị vợ đảm
Ảnh: NVCC
Trí Thức Trẻ