Lối đi nào cho Grab, Uber?
Còn hơn 2 tháng nữa chương trình thí điểm của Uber, Grab sẽ kết thúc, nhiều người tự hỏi loại hình taxi công nghệ này sẽ ra sao khi các cơ quan chức năng còn có nhiều quan điểm khác nhau về quản lý.
- 30-10-2017Uber không nộp gần 67 tỷ đồng truy thu vì... hiểu sai
- 30-10-2017TS. Nguyễn Đức Thành: Không để taxi truyền thống đơn độc trước Uber, Grab
- 29-10-2017Bộ Công thương: Uber, Grab đang cạnh tranh không bình đẳng với taxi, xe ôm
Trong khi Bộ Công Thương đề xuất xác định các doanh nghiệp như Uber, Grab là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải, Bộ GTVT cho biết trong tháng 11 sẽ hoàn thiện vừa đưa ra lấy ý kiến dự thảo sửa đổi nghị định 86 với đầy đủ các quy định liên quan tới taxi công nghệ.
Trao đổi với báo Lao Động, lãnh đạo Vụ Vận tải - Bộ GTVT cho biết, Vụ đang hoàn thiện dự thảo sửa đổi Nghị định 86 và dự kiến đưa thêm 1 chương nữa về ứng dụng phần mềm. Dự thảo này sẽ được công bố trong tháng 11 để các đối tượng, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, doanh nghiệp cung cấp phần mềm, và quyền lợi của người dân tham gia đóng góp ý kiến trước khi trình Chính phủ ban hành.
Liên quan tới tương lai của Uber, Grab, lãnh đạo này cho biết, đang tiến hành tổng hợp số liệu để chương trình thí điểm trong tháng 12 tới.
Dù tương lai của Uber, Grab chưa thực sự được xác định nhưng lãnh đạo Bộ GTVT nhiều lần khẳng định không thể cấm taxi công nghệ hoạt động và vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh là xu thế tất yếu khách quan vì không chấp nhận chuyện ứng dụng công nghệ thì không thể hội nhập nền kinh tế thế giới được.
Phát biểu tại cuộc họp với Uỷ ban KHCN và Môi trường của Quốc hội ngày 27.20, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng, những bất cập trong vấn đề cạnh tranh giữa taxi truyền thống và công nghệ, cơ quan nhà nước sẽ nghiên cứu tiếp và đang cố gắng hướng đến một đích đến giữa taxi truyền thống và những hãng ứng dụng công nghệ cao theo hướng tạo sự công bằng và đẩy mạnh sự phát triển. Bộ GTVT sẵn sàng tiếp thu mọi kiến nghị để đóng góp cho sự phát triển từ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và đi vào thực tiễn.
Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ góp ý về thực trạng triển khai ứng dụng khoa học công nghệ hỗ trợ kết nối vận tải hành khách theo hợp đồng trong đó đề xuất sửa quy định Grab, Uber là doanh nghiệp kinh doanh vận tải chứ không phải cung cấp ứng dụng phần mềm trong dịch vụ vận tải thông thường và bổ sung khung pháp lý, năng lực thực thi của các cơ quan liên quan như thuế, thương mại điện tử, kinh doanh vận tải để quản lý loại hình vận tải kết nối theo hợp đồng này.
Bộ Công Thương cũng đề nghị đánh giá để tính đến việc dỡ bỏ, giảm thiểu các rào cản hoạt động của taxi truyền thống (các biện pháp cấm đường).
Trong thời gian qua, dù tăng mạnh về thị phần nhưng kinh doanh của Uber, Grab tại Việt Nam không hẳn đã suôn sẻ. Theo báo cáo kinh doanh 3 năm qua của Grab tại Việt Nam, doanh nghiệp này đang lỗ 938 tỉ đồng, còn Uber bị cơ quan thuế truy thu gần 67 tỉ đồng.
Lao động