Lúa gạo hay lúa mì tốt hơn cho sức khỏe? Điều mấu chốt nằm ở cách bạn ăn
Ăn lúa gạo hay lúa mì thường không phải là vấn đề mà cách bạn ăn như thế nào mới quan trọng.
- 02-10-2021Tỷ phú Warren Buffett “mê cola và McDonald’s” vẫn minh mẫn, tinh tường ở tuổi 91: Bí quyết sống thọ, an vui gói gọn trong 3 thói quen đơn giản
- 02-10-20215 thói quen nấu ăn sai lầm, rất hại sức khỏe, thậm chí khiến nguy cơ ung thư tăng cao: Không thay đổi sớm tự rước bệnh cho cả gia đình!
- 29-09-20215 trường hợp cần rất cẩn trọng khi uống nước: Thói quen uống nước sai lầm chẳng đem lại lợi ích mà còn tổn hại tới sức khỏe!
Lúa gạo hay lúa mì, bột mì là thực phẩm chủ yếu trên bàn ăn thường ngày của chúng ta. Từ lâu ta đã luôn có những so sánh giữa hai loại thực phẩm này, loại nào sẽ nhỉnh hơn, cơm hay bột mì?
Những người ăn chất bột gạo đều trông thật khỏe mạnh nhưng những người ăn lúa mì từ nhỏ cũng cường tráng không kém. Vậy chính xác thì “Ăn lúa gạo tốt hơn hay ăn lúa mì tốt hơn?”
1. Lúa gạo hay lúa mì, cái nào tốt hơn?
Cuộc tranh luận về việc “Ăn bột gạo hay bột mì cái nào tốt hơn” vẫn chưa bao giờ dừng lại. Nhưng trên thực tế, không có sự khác biệt về hàm lượng dinh dưỡng giữa hai loại thực phẩm này.
Ảnh: Internet
Theo số liệu của "Bảng thành phần lương thực Trung Quốc", ba chất dinh dưỡng (chất bột đường, chất đạm, chất béo) có trong cùng khối lượng gạo và bột mì về cơ bản là như nhau; các chất dinh dưỡng khác như chất xơ, vitamin B, sắt, natri và các chất dinh dưỡng khác cũng có hàm lượng gần như nhau, cụ thể:
100g gạo có 346kcal calo, chất bột đường 77,2g, chất béo 0,8g, chất đạm 7,4g; 100g bột mì có 350kcal calo, chất bột đường 74,6g, chất béo 1,1g, và chất đạm 10,3g.
Tóm lại, từ quan điểm dinh dưỡng, hai loại thực phẩm chủ yếu này ngang ngửa nhau. Vì vậy, bạn có thể lựa chọn cơm hay bột mì tùy theo thói quen ăn uống và nhu cầu cụ thể, có người cho rằng ăn các loại bột mì sẽ tiêu hóa tốt hơn, trong khi một số người lại cho rằng cơm dễ tiêu hơn và cùng cho ra những quan điểm bất đồng.
Ăn cơm cũng tốt như ăn bột mì, không có sự phân biệt lợi – hại.. Ảnh: Internet
2. Ăn quá ít hay quá nhiều bột gạo hoặc bột mì sẽ có ảnh hưởng gì?
Vì không có sự khác biệt giữa bột gạo và bột mì, chúng ta có thể nhìn vào vấn đề “số lượng”, ăn ít hay ăn nhiều, cơ thể sẽ có những ảnh hưởng gì?
Theo tiêu chuẩn trong "Tham khảo lượng bổ sung dinh dưỡng cho người dân Trung Quốc Phần 1: Chất dinh dưỡng đa lượng" do Ủy ban Y tế Quốc gia ban hành: Người lớn (18-50 tuổi) cần tiêu thụ khoảng 1800 ~ 3000 kcal mỗi ngày để đáp ứng tổng năng lượng tiêu hao của cơ thể.
Do đó, mọi người có thể nạp calo dựa theo ước tính này, tùy theo hoàn cảnh cụ thể của bản thân, chẳng hạn như độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động thể chất. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều cơm hay các chất bột mì và khiến lượng calo vượt quá tiêu chuẩn, trong khi không hoặc ít vận động, lâu dần năng lượng sẽ chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể dẫn đến béo phì, đồng thời có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh của một số bệnh mãn tính.
Nếu ăn quá ít, bổ sung năng lượng không đủ sẽ ảnh hưởng đến lượng glycogen gan dự trữ trong cơ thể, làm tăng quá trình dị hóa protein trong cơ thể do không đủ chất béo. Theo thời gian, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể hoặc các mô, chẳng hạn như mất cơ và gây ra một số bệnh chuyển hóa.
Ngoài ra, hai lương thực này có chứa nhiều carbohydrate, ăn quá nhiều có thể làm tăng gánh nặng điều tiết insulin / glucagon, do đó gây nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, ăn cơm hay bột mì đều được nhưng phải chú ý kiểm soát lượng ăn vào, tốt nhất không nên quá 250g mỗi ngày.
3. 2 nguyên tắc ăn uống lành mạnh ai cũng nên tuân theo
Ăn uống lành mạnh là quan trọng nhất, từ quan điểm ăn uống hợp lý, thực phẩm thiết yếu như cơm, lúa mì hàng ngày của con người nên chiếm từ 50% đến 65% tổng năng lượng ăn vào, vậy nên cần chú ý tuân thủ hai nguyên tắc sau:
- Ăn tinh giảm
Nhìn chung, người trưởng thành tiêu thụ không quá 250 đến 400 gam thức ăn từ tinh bột mỗi ngày, chiếm khoảng 1/3 lượng lương thực chính.
Vậy nên trong ăn uống, bạn nên tinh chế lại lượng tinh bột và ăn nhiều rau củ, trái cây. Bởi chất xơ, vitamin B, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác trong cơm, lúa mì đã qua chế biến sẽ bị mất đi một lượng lớn và ăn vào sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.
- Ăn miếng nhỏ, vừa miệng
Không nên ăn vồ vập, ăn ngấu nghiến. Ngày xưa, khi đời sống còn nghèo đói, nhiều người có thể ăn vội cả bát cơm chỉ với dưa, cà muối. Đến hiện tại, nhiều người vẫn giữ thói quen ăn uống này, nhưng thói quen này rất không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy cố gắng điều chỉnh hết mức có thể, nên chế biến món ăn nhạt hơn, nhai miếng cơm nhỏ hơn, kết hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau để bữa ăn có thêm dinh dưỡng và hợp lí hơn.
Theo Aboluowang