MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

"Luân chuyển không kết hợp đề bạt bổ nhiệm để tránh chạy chọt"

01-11-2018 - 11:11 AM | Xã hội

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh trước Quốc hội rằng, luân chuyển không kết hợp đề bạt bổ nhiệm để tránh tình trạng “chạy" luân chuyển”.

Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Nội vụ vào chiều 31/10, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng – Phó Trưởng Ban Dân nguyện đặt vấn đề dư luận cho rằng vẫn tồn tại tình trạng tiêu cực trong đánh giá luân chuyển cán bộ.

“Xin đồng chí Bộ trưởng cho biết sẽ tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ xử lý vấn đề này như thế nào, ai sẽ chịu trách nhiệm về những sai phạm trong đánh giá luân chuyển cán bộ thời gian qua?” – ông Lưu Bình Nhưỡng chất vấn.

Vị đại biểu này cũng nhấn mạnh trong thời gian qua một số ngành, địa phương để xảy ra rất nhiều sai phạm trong công tác cán bộ nhưng không có một trưởng ngành, Bộ trưởng, người đứng đầu địa phương nào bị xử lý.

Trả lời câu hỏi của đại biểu trong phiên làm việc sáng nay (1/11), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân cho biết, Bộ Chính trị có quy định 98 ngày 7/10/2017 về vấn đề luân chuyển cán bộ. Theo đó, chỉ luân chuyển cán bộ lãnh đạo quản lý, không luân chuyển cán bộ làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

Luân chuyển không kết hợp đề bạt bổ nhiệm để tránh chạy chọt - Ảnh 1.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân (Ảnh: Quochoi.vn)

Kết luận 24 ngày 15/12/2017 của Bộ Chính trị về nguyên tắc điều động phân công bố trí công tác thì giao cho Ban tổ chức Trung ương phối hợp với cấp uỷ, các tổ chức luân chuyển cán bộ xem xét bố trí cán bộKhông điều động về Trung ương, về địa phương hoặc sang địa phương khác những cán bộ bị kỷ luật, năng lực yếu, uy tín sút giảm. Cán bộ luân chuyển phải là cán bộ trẻ trong quy hoạch có phát triển, có phẩm chất chính trị đạo đức, lối sống, năng lực công tác tốt...

Theo ông Lê Vĩnh Tân, Bộ Nội vụ được giao xây dựng cơ chế chính sách cho cán bộ luân chuyển, trong đó có chính sách nhà công vụ, hỗ trợ đi lại,...

“Để thực hiện nhiệm vụ này, tôi sẽ đề xuất sắp tới rà soát thực hiện đúng đối tượng luân chuyển theo quy định. Luân chuyển không kết hợp đề bạt bổ nhiệm để tránh tình trạng “chạy luân” chuyển” – ông Lê Vĩnh Tân khẳng định.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng nhấn mạnh việc phân cấp cho rõ trách nhiệm của cơ quan đề nghị luân chuyển, cơ quan quản lý cán bộ, cơ quan thực hiện luân chuyển và cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

“Xác định rõ trách nhiệm từng cơ quan và có xử lý theo quy định của pháp luật” – Bộ trưởng Lê Vĩnh Tan nói..

Nêu gương xin “từ chức” khi không đủ uy tín

Dẫn Quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên mới được Ban Chấp hành Trung ương ban hành nêu rõ “chủ động xin từ chức khi thấy mình không còn đủ điều kiện, năng lực, uy tín để thực hiện nhiệm vụ, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn TP Hà Nội) chất vấn Phó Thủ tướng về việc thực hiện sẽ như thế nào.

Trả lời câu hỏi của đại biểu, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình nhấn mạnh từ chức là vấn đề mới, hình thức là tự nguyện nếu như người được bổ nhiệm thấy rằng mình không đủ sức khoẻ, uy tín hay nếu có vi phạm.

Luân chuyển không kết hợp đề bạt bổ nhiệm để tránh chạy chọt - Ảnh 2.

Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình


Trong Luật cán bộ công chức cũng có quy định 5 hình thức kỷ luật, riêng với cán bộ công chức có quy định về bãi nhiệm nhưng chưa có quy định từ chức. “Từ chức” áp dụng trong cả hệ thống chính trị, từ trong Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, mặt trận đoàn thể nên là vấn đề khá rộng nên cần nghiên cứu hoàn thiện. Chính phủ sẽ nghiên cứu ban hành hình thức văn bản hướng dẫn cụ thể luật và văn bản của Quốc hội.

Phó Thủ tướng cũng nhấn mạnh, ngoài hình thức tự nguyện, nếu cán bộ có vi phạm thì qua bỏ phiếu tín nhiệm không đạt vẫn bị bãi nhiệm. Ngoài ra, trách nhiệm pháp lý vi phạm nếu có thì vẫn phải chịu trước pháp luật, từ xử lý hành chính, kỷ luật Đảng.

Theo Ngọc Thành

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên