Lương 6 triệu vẫn tiết kiệm được 2-3 triệu: 1 năm shopping tối đa 2 lần, thèm trà sữa thì tự mua về pha
Nhìn cách 2 cô gái này quản lý chi tiêu, tiết kiệm mà phải thốt lên một từ “nể”!
- 17-10-2024Cô gái Hà Nội chia sẻ cách sống tối giản với 6 thói quen để tiết kiệm được 4 triệu đồng mỗi tháng
- 15-10-2024Nhờ những thay đổi tưởng chẳng thấm vào đâu, người để dành được 80% thu nhập, người tiết kiệm thêm vài triệu mỗi tháng
- 14-10-2024Ở Hà Nội vẫn tiết kiệm đến 15-20 triệu/tháng chỉ nhờ những thứ này
“Lương thấp nên muốn tiết kiệm cũng chẳng được” là câu cửa miệng của không ít người trong chúng ta. Đương nhiên, tiết kiệm với mức thu nhập chưa cao không phải chuyện đơn giản, nhưng hoàn toàn không phải chuyện bất khả thi.
Chia sẻ của 2 cô gái dưới đây sẽ chứng minh điều đó.
Lương 6 triệu vẫn tiết kiệm được 2-3 triệu
Rõ ràng, đây là mức lương chưa cao. Dẫu vậy, C.L vẫn tiết kiệm được tới 2-3 triệu/tháng. Trong bài chia sẻ của mình, C.L khẳng định mỗi tháng chỉ tiêu 3-4 triệu thôi nhưng cuộc sống vẫn đủ đầy, thoải mái.
Để tiết kiệm được 2-3 triệu với mức lương 6 triệu, C.L chọn ở ghép cùng chị họ, đồng thời hạn chế tối đa việc ăn uống, tụ tập bên ngoài, đi xe điện để đỡ tốn tiền xăng, thèm trà sữa thì mua loại đóng hộp về pha chứ không mua ngoài quán,...
Một năm, C.L chỉ mua quần áo 2 lần và luôn tranh thủ các đợt sale cuối mùa, ưu tiên shopping online để áp thêm được nhiều mã giảm giá. Ngân sách mà cô chi cho việc mua mỹ phẩm, quần áo chỉ khoảng 150k/tháng.
Cụ thể, các khoản chi trong tháng của C.L như sau:
1. Tiền nhà: 1.250.000đ
C.L cho biết cô và chị họ thuê phòng nhỏ cho đỡ tốn, dẫu vậy, phòng vẫn có đầy đủ điều hoà, nóng lạnh.
2. Tiền điện, nước, mạng: Dao động 200.000-400.000đ tuỳ mùa.
3. Tiền ăn uống: 1.000.000đ
C.L làm việc tại nhà nên tự nấu ăn, đang giảm cân nên cô cũng không muốn ăn nhiều. Bữa trưa, C.L ăn một mình, chi phí chỉ khoảng 10.000đ. Bữa tối, C.L ăn chung với chị, khoảng 30.000-40.000đ /1 bữa/người. Thi thoảng bố mẹ ở quê cũng gửi rau củ, hoa quả cho C.L nên cũng đỡ được một khoản kha khá.
4. Ăn vặt, ăn ngoài, giao du: 300.000đ
C.L cho biết cô rất ít ăn uống, tụ tập bên ngoài. Còn về phần hiếu hỉ, C.L cũng không phải chi nhiều vì bạn bè chưa kết hôn. Với các bạn cùng khu trọ, đến sinh nhật ai thì mọi người góp tiền mua bánh, tổ chức tại nhà, chia ra không hề tốn. Ngoài ra, C.L cũng thích uống trà sữa nhưng thay vì ra quán mua, cô mua loại đóng gói để tự pha ở nhà cho tiết kiệm.
5. Quần áo mỹ phẩm: 150.000đ
C.L không dùng mỹ phẩm, chỉ dùng son, sữa rửa mặt và tẩy trang. Vì làm việc tại nhà nên cô mỗi loại chỉ mua số lượng rất ít, dùng được cả năm. Về quần áo, C.L chỉ mua 1-2 lần/năm, tranh thủ các đợt sale để được giảm giá.
6. Gạo, gia vị, bàn chải, kem đánh răng,...: 200.000đ
Lương 12 triệu mà làm được đủ thứ, vẫn dư tiền tiết kiệm và gửi biếu bố mẹ
Cách đây chưa lâu, trong một cộng đồng chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính cá nhân, một cô gái hiện đang sống ở TP.HCM đã kể về cách chi tiêu của mình với mức lương 12 triệu/tháng. So với mặt bằng chung, mức lương này không thấp nhưng cũng chưa thể gọi là cao. Dẫu vậy, vì “khéo vén” nên cô vẫn làm được khối thứ với ngân sách 12 triệu.
Các khoản chi mà cô chia sẻ có thể tóm tắt như sau:
1. Tiền thuê trọ: 2.000.000đ
2. Tiền ăn: 1.000.000đ
3. Tiền học (tiếng Anh, Yoga): 3.400.000đ
4. Xăng xe, gửi xe: 300.000đ
5. Biếu bố mẹ: 1.500.000đ
6. Chi phí phát sinh: 300.000đ
7. Làm từ thiện: 100.000đ
Như vậy, hàng tháng, tổng chi của cô hết 9,1 triệu đồng và tiết kiệm được 2,9 triệu đồng. Điều đáng nói chính là cô gái này phân bổ chi tiêu rất khéo, không vì lương chưa cao mà ngừng học hành, nâng cấp bản thân. Chưa kể, cô còn dành 100k hàng tháng để cho vào quỹ làm từ thiện. Đúng là quá đáng nể!
Học được gì từ cách quản lý chi tiêu, tiết kiệm của 2 cô gái này?
1 - Hạn chế mua sắm, dồn tiền đi học và cải thiện sức khỏe
Với nhiều người, đặc biệt là con gái, chi phí cho việc mua sắm quần áo, mỹ phẩm được coi là khoản chi bắt buộc, không thể thiếu. Còn 2 cô bạn này thì khác. Thay vì sắm những thứ ngoài thân, họ tập trung tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu hoặc để dành tiền đi học tiếng Anh và tập Yoga cải thiện sức khỏe.
Việc này, nghe qua thì tưởng đơn giản, chứ thực tế thì không. Cứ thử tưởng tượng việc đặt lên bàn cân một chiếc váy, một cây son trị giá bằng tiền ăn cả tuần với việc “thôi không mua nữa để tiết kiệm tiền”, có lẽ, không ít người sẽ chọn phương án đầu tiên, đơn giản vì nó mang lại niềm vui nhất thời.
2 - Không đợi lương cao mới tiết kiệm
Thu nhập 6 triệu, 12 triệu ở thời buổi này có được gọi là cao không? Với những người đang sống ở thành phố lớn, câu trả lời có lẽ sẽ là không. Vậy mà trong câu chuyện phía trên, 2 cô gái này không những có thể sống đủ đầy, mà còn tiết kiệm được tiền.
Điều làm nên sự khác biệt ở đây thực ra không có gì cao siêu, khó hiểu, chỉ đơn giản là “khéo ăn thì no, khéo co thì ấm”.
Người biết tích tiểu thành đại không bao giờ ỷ lại vào hai từ “lương cao”. Và ranh giới giữa “Đợi lương cao rồi tiết kiệm” và “Không bao giờ tiết kiệm” thực ra rất mong manh. Nghĩ theo hướng khác, khi thu nhập ở mức trung bình - thấp mà còn không chịu quản lý chi tiêu và tiết kiệm, thì đến lúc thu nhập có sự cải thiện, khả năng cao là người ta sẽ rơi vào bẫy lạm phát lối sống: Mức chi tiêu tăng theo mức thu nhập. Cuối cùng thành ra vẫn chẳng dư đồng nào.
Phụ nữ mới