Lương chẳng bao nhiêu mà lại dám đặt tay ký món nợ mua nhà gần 3 tỷ, vài năm sau đó tôi chẳng dám về nhìn mặt cha mẹ mình
Chỉ sau vài năm mua nhà, anh chàng này đã vô cùng hối hận.
- 30-05-2024Có trong tay tiền tỷ nhưng nữ nhân viên văn phòng 8X vẫn chọn tiếp tục ở nhà thuê tại Hà Nội và về quê mua nhà
- 24-05-2024Vì sao ngày càng có nhiều phụ nữ mua nhà khi còn độc thân? Tiết lộ lý do thú vị mà cánh mày râu không ngờ tới!
- 24-05-2024Cách mua nhà và xe từ hai bàn tay trắng
Vương Tiểu Binh (32 tuổi, người Trung Quốc) ví cuộc sống gần đây của mình là "một con cá nằm mắc kẹt trên cản", lúc nào anh cũng thấy tuyệt vọng và bất lực. Nguyên nhân sâu xa đến từ lựa chọn mua nhà giá 3 triệu nhân dân tệ (~10 tỷ đồng) của anh tại thành phố Nam Kinh cách đây nhiều năm.
Vương Tiểu Binh nhớ lại, anh từng là niềm tự hào của gia đình. Sinh ra trong một gia đình làm nông ở ngôi làng nhỏ trên vùng núi, Vương Tiểu Binh thành công thi đậu đại học, sau đó tìm được công việc nhân viên văn phòng ổn định ở thành phố lớn.
"Trong mắt gia đình, tôi có một tương lai sáng. Tuy nhiên, thực tế hoàn toàn thay đổi kể từ khi tôi đặt bút kí mua căn nhà này", Vương Tiểu Binh than thở.
Ảnh minh hoạ
Dồn hết tiền tiết kiệm mua nhà, giờ không còn đường quay đầu
Trước khi mua nhà, thu nhập của vợ chồng Vương Tiểu Binh không quá cao, chỉ khoảng 20.000 nhân dân tệ/tháng (~70 triệu đồng). Ý tưởng ban đầu của họ là mua một căn nhà để định cư ở thành phố lớn, với mức giá vừa phải, chỉ khoảng 2 triệu nhân dân tệ (~7 tỷ đồng).
Tuy nhiên, sau khi tham khảo thị trường bất động sản, vợ chồng anh lại mong muốn mua căn nhà lớn, đầy đủ tiện nghi. Bên cạnh đó, do thấy giá chung cư tăng vọt, anh càng hy vọng căn nhà của mình sau này có thể là một khoản đầu tư sinh lời. Do đó, Vương Tiểu Binh nghĩ rằng mua nhà "đắt một tí" cũng không sao, ne mai cơ hội bán lại nhà và "chốt lời" từ bất động sản lại càng gia tăng.
Nghĩ là làm, Vương Tiểu Binh dồn hết tiền tiết kiệm của hai vợ chồng, kết hợp quỹ hưu trí cả đời của cha mẹ thì họ cũng gom đủ 1 triệu nhân dân tệ (~3,5 tỷ đồng) để đặt tiền cọc mua nhà, thời gian bàn giao là 2 năm sau đó.
Viễn cảnh nghĩ ra tốt đẹp, nhưng thực tế không màu hồng như Vương Tiểu Binh tính toán. Sau khi thị trường bất động sản đạt đỉnh vào năm 2020, giá nhà đất đột ngột quay đầu giảm mạnh. May mắn cho Vương Tiểu Binh là căn hộ của anh nằm ở vị trí tốt, cơ sở vật chất cao, nên chịu ảnh hưởng bởi sụt giảm của thị trường ít hơn. Tuy nhiên, giá bán của căn hộ giờ cũng thấp hơn vài trăm ngàn dân tệ so với số tiền Vương Tiểu Binh bỏ ra mua nhà, thế nên anh không tránh khỏi đau lòng.
Ảnh minh hoạ
Giá nhà đất giảm, trong khi anh lỡ vay ngân hàng quá nhiều để mua nhà nên tháng nào cũng chịu áp lực trả cả lãi và gốc rất lớn. Trước đó, do bỏ hết tiền tiết kiệm của cả vợ chồng vào mua căn hộ, thế nên giờ chẳng may họ gặp biến cố của cuộc sống thì cả hai đã chẳng còn một đồng dự phòng.
Đó còn chưa kể, để mua nhà thì vợ chồng Tiểu Binh đã mượn toàn bộ tiền từ quỹ hưu trí của cha mẹ. Tuy nhiên, giữa bối cảnh việc làm khó khăn, để trang trải chi phí sinh hoạt và trả nợ mua nhà đã khó với vợ chồng Vương Tiểu Binh, chứ nói gì đến trả nợ cho cha mẹ. Cũng vì thế suốt thời gian dài, vợ chồng anh luôn thấy xấu hổ khi phải đối mặt với phụ huynh. Lúc về nhà vào dịp Tết Nguyên đán, đối diện với những câu hỏi về lương thưởng và khoản nợ từ cha mẹ, Vương Tiểu Binh chỉ biết cúi đầu.
"Trong khoảng 2 năm trở lại đây, mỗi tháng chúng tôi cần trả 10.000 nhân dân tệ (~35 triệu đồng) tiền vay mua nhà, 3.000 nhân dân tệ (~10 triệu đồng) cho chi phí thuê nhà, chưa tính đến chi phí sinh hoạt hàng ngày. Đó còn chưa kể chúng tôi còn phải gửi tiền biếu phụ huynh hàng tháng. Ngày ngày mở mắt ra chỉ thấy gánh nặng trả nợ. Cuộc sống giờ đây quả thật rất chật vật", Vương Tiểu Binh than thở.
Vương Tiểu Binh là một trong số những trường hợp thanh niên trẻ rất đáng khen, nỗ lực để sở hữu căn nhà ở thành phố lớn. Tuy nhiên, trước khi đặt bút ký mua bất động sản nào, bạn hãy tính toán khả năng tài chính của mình và chừa lại đường lui, nếu không muốn cả cơ hội quay đầu cũng không còn.
Nguồn: Toutiao
Nhịp sống thị trường