MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lương hơn 700 triệu/năm, tôi chặn tài khoản MXH của một người bạn cùng lớp đang mắc bệnh nặng: Cả lớp ai cũng tán đồng!

20-10-2023 - 22:36 PM | Sống

Lương hơn 700 triệu/năm, tôi chặn tài khoản MXH của một người bạn cùng lớp đang mắc bệnh nặng: Cả lớp ai cũng tán đồng!

Lúc đầu, tôi nghĩ rằng hành động của mình sẽ bị các bạn cùng lớp khác chỉ trích, nhưng kết quả khiến tôi rất ngạc nhiên, các bạn cùng lớp đều nói rằng tôi đã làm đúng!

Chia sẻ của anh Giang Học Thân trên MXH Toutiao (Trung Quốc) đang thu hút sự chú ý của nhiều người. Dưới đây là tâm sự của anh.

*** 

Năm nay tôi 41 tuổi, sau khi chuyển việc từ giáo viên tiểu học ở làng sang công ty của một người họ hàng cách đây 6 năm, mức lương hàng năm của tôi là 210 ngàn tệ (khoảng 700 triệu đồng) và tôi cũng sở hữu hai căn nhà ở thành phố. Hiện tại, trong số 34 bạn học cấp 3, tôi là một trong những người phát triển tương đối tốt. 

Nhưng với mức thu nhập cao như vậy, tôi đã làm một việc rất dứt khoát và tàn nhẫn trong ngày Quốc khánh vừa rồi, đó là chặn tài khoản mạng xã hội của một người bạn cùng lớp đang bệnh nặng. Lúc đầu, tôi nghĩ rằng hành động của mình sẽ bị các bạn cùng lớp khác chỉ trích, nhưng kết quả khiến tôi rất ngạc nhiên, các bạn cùng lớp đều nói rằng tôi đã làm đúng!

Khi nói đến việc tôi chặn tài khoản mạng xã hội của một người bạn cùng lớp đang ốm nặng nằm trên giường, không phải tôi là người tàn nhẫn không chịu giúp mà bởi đó là biện pháp cuối cùng. 

Người bạn cùng lớp cấp ba bị bệnh của tôi tên Văn, thành tích học tập từ lúc đi học cũng không được tốt lắm. Khi đó tôi là cán bộ lớp, việc kèm các bạn học yếu hơn là thông lệ, vì vậy tôi và Văn đã ngồi cùng bàn nhiều lần.

Mặc dù đã rất cố gắng để giúp đỡ Văn nhưng vẫn không thể cải thiện thành tích của cậu ấy. Tuy nhiên, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Văn, người luôn bị điểm kém, lại có triển vọng nghề nghiệp hơn những bạn giỏi trong lớp.

23 năm trước, chúng tôi tốt nghiệp cấp 3, trong lớp có 34 bạn, chỉ có 3 người được nhận vào đại học, tôi là một trong số đó, sau đó, tôi trở thành giáo viên tại một trường tiểu học trong làng.

Hai người bạn cùng lớp khác đỗ đại học, một người tên là Cường, hiện đang là một quan chức nhỏ ở thành phố bên cạnh. Bạn còn lại là Mẫn, học ngành y, hiện là y tá trưởng tại một bệnh viện trong thành phố.

Trong số 31 bạn học còn lại không học đại học, chỉ có 4 người học nghề, còn lại về nhà làm ruộng hoặc đi làm công nhân.

Lương hàng năm hơn 700 triệu, tôi chặn tài khoản mạng xã hội của một người bạn bị bệnh nặng cùng lớp, không ngờ tất cả các bạn cùng lớp đều ủng hộ - Ảnh 1.

Văn vốn là một người cực kì không có triển vọng trong mắt chúng tôi và cả giáo viên, nhưng khi đang thực tập vào năm cuối cấp, gặp lại Văn sau nhiều năm, tôi phát hiện ra rằng cậu ấy đã trở thành một ông chủ nhỏ và mở một số cửa hàng điện thoại di động ở quận và thị trấn của chúng tôi. Khi đó, mới chỉ ngoài 20 tuổi, cậu ấy đã lái ô tô, mặc vest, đi giày da mỗi ngày.

Kể từ khi Văn trở nên giàu có, các cuộc họp lớp của chúng tôi trở nên thường xuyên hơn, có lẽ hai hoặc ba năm một lần. Lần nào Văn cũng là người đề xuất và trả tiền, còn tôi chịu trách nhiệm giúp tổ chức.

Mặc dù tôi và Văn rất thân thiết trong những năm đó nhưng mối quan hệ của chúng tôi không thân thiết đến thế vì sự chênh lệch địa vị quá lớn. Tôi là giáo viên một trường tiểu học trong làng, còn cậu ấy là ông chủ lớn nên chúng tôi chỉ thường tiếp xúc những lúc tổ chức họp lớp.

Còn có cái gọi là họp lớp, thực chất không phải là dịp gặp gỡ mà là để nghe Văn khoe khoang, tôi cũng thường phải nghe những câu kiểu như: "Dạy học lương tháng ít ỏi, cậu qua chỗ tôi bán điện thoại có khi còn kiếm được nhiều hơn!", "Mọi người có khó khăn gì cứ nói với tôi, không có chuyện gì tớ không giải quyết được cả.", "Tôi biết người này người kia, thân thiết với người này người kia"…

Tuy nhiên, khi một người bạn cùng lớp thực sự đến gặp cậu ấy nhờ giúp đỡ, cậu ấy thường sẽ từ chối hoặc không thể làm được.

Sau đó, không hiểu vì lý do gì Văn bắt đầu ngừng tập trung vào việc kinh doanh điện thoại di động mà thay vào đó, cậu ấy bắt chước người khác giao dịch chứng khoán. Lúc đầu, cậu ấy quả thực kiếm được rất nhiều tiền và lần lượt đổi xe. Sau đó, cậu ấy ngày càng tham vọng hơn và ngày càng bị ám ảnh bởi cách kiếm tiền mà không cần phải làm việc này.

Vì vậy, khi bắt đầu cảm thấy việc bán điện thoại di động không kiếm tiền đủ nhanh, cậu ấy lần lượt chuyển nhượng các cửa hàng điện thoại di động và đầu tư toàn bộ số tiền vào thị trường chứng khoán.

Nhưng thời gian tốt đẹp không kéo dài được bao lâu, sau thời kỳ huy hoàng, 7 năm trước, cậu ấy thua lỗ nặng trên thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, lúc đó cậu ấy vẫn còn một căn nhà và một chiếc ô tô.

Vốn dĩ vẫn có thể sống một cuộc sống thoải mái dựa vào những tài sản cố định này, nhưng vì vẫn muốn kiếm lại số tiền đã mất, cậu ấy bán nhà và đi đầu tư ở nơi khác, bất chấp sự phản đối của gia đình.

Sau nửa năm, cậu ấy mắc nợ, để trả nợ, cậu ấy thậm chí còn thế chấp căn nhà của bố mẹ.

Cuối cùng, cậu ấy và vợ ly hôn, nhưng ngay cả trong hoàn cảnh này, Văn vẫn không muốn làm việc bình thường, vẫn luôn muốn kiếm tiền nhanh chóng. Các con của cậu ấy cũng bị ảnh hưởng và phải đi làm trước khi học hết cấp 2.

Kể từ sau sự việc của Văn, đã nhiều năm chúng tôi không tổ chức họp lớp. 

Lương hàng năm hơn 700 triệu, tôi chặn tài khoản mạng xã hội của một người bạn bị bệnh nặng cùng lớp, không ngờ tất cả các bạn cùng lớp đều ủng hộ - Ảnh 2.

Nửa năm trước, Văn lâm bệnh phải nhập viện. Văn gửi tin nhắn vào nhóm lớp nói mình bị ung thư và cần khoảng 300 triệu để điều trị, cậu ấy mong mọi người có thể giúp đỡ mình.

Khi đó, tôi cũng rất nhiệt tình, chủ động nhắn các bạn cùng lớp chuyển tiền cho mình và tôi sẽ tổng hợp lại và gửi cho Văn.

Lớp 34 người, có 24 người quyên góp tiền. Tổng cộng đã quyên góp được hơn 100 triệu, trong đó tôi tôi đóng góp 20 triệu. Với số tiền vay từ người thân, cậu ấy cũng gom đủ tiền thực hiện ca phẫu thuật. Tình trạng sau đó của Văn cũng xem như ổn định, mỗi ngày đều uống thuốc đúng giờ, định kỳ kiểm tra, cơ bản không có vấn đề gì.

Nghĩ rằng Văn sẽ rút ra được bài học nào đó sau trải nghiệm như vậy, nhưng cậu ấy vẫn không bỏ được tật xấu cờ bạc. Được con trai cho tiền để mua thuốc, cậu ấy dùng nó đánh bạc trước rồi mới nghĩ đến việc mua thuốc, hết tiền lại loanh quanh đi vay.

Biết tôi góp 20 triệu lần trước, đồng thời cũng đã chuyển sang làm quản lý cho một công ty lớn, cậu ấy thường xuyên tìm tới tôi vay tiền. Trong sáu tháng kể từ khi bị bệnh, cậu ấy đã vay tiền của tôi không dưới 20 lần, gần như cứ năm sáu ngày một lần, lần nào tôi cũng đều rất hào phóng cho vay mà không biết khi nào mới được trả lại.

Lương hàng năm hơn 700 triệu, tôi chặn tài khoản mạng xã hội của một người bạn bị bệnh nặng cùng lớp, không ngờ tất cả các bạn cùng lớp đều ủng hộ - Ảnh 3.

Gần đây, Văn phải nhập viện phẫu thuật vì say rượu, cậu ấy lại nhắn tin vay tiền tôi. Lúc đó tôi nghĩ mình chẳng khác nào đang dung túng cho Văn nên đã không cho cậu ấy vay số tiền mà cậu ấy cần, thay vào đó, tôi chỉ chuyển cho cậu 3 triệu để mua thực phẩm bổ sung dinh dưỡng.

Tuy nhiên, Văn không hề biết ơn hay hài lòng chút nào, thấy tôi không chịu cho vay tiền chữa bệnh, cậu ấy tức giận, ngừng gửi tin nhắn cho tôi mà thay vào đó gửi một số lời nói bóng gió đến bạn bè cùng lớp. Cậu ấy nói rằng có người kiếm được rất nhiều tiền nhưng không chịu giúp đỡ bạn bè khi khó khăn, cũng nói rằng trước đây đưa chúng tôi đi thưởng thức đồ ăn thức uống ngon ra sao, nhưng giờ đây, khi cậu ấy sa cơ lỡ vận, tất cả lại trở thành người dưng. 

Dù không nói thẳng tên nhưng tôi biết cậu ấy đang nói về tôi. Khi nhìn thấy những lời này, tôi rất tức giận nhưng không đáp lại, thay vào đó tôi chặn tài khoản mạng xã hội và điện thoại di động của Văn.

Điều nực cười là sau khi chặn Văn, cậu ấy lại làm ầm ĩ lên, đăng ảnh chụp màn hình tôi chặn cậu ấy, đồng thời còn chỉ trích đích danh tôi.

Những tưởng mọi người khi biết chuyện sẽ chỉ trích tôi, không ngờ khi giải thích lý do chặn Văn, tôi đã nhận được sự ủng hộ từ rất nhiều bạn cùng lớp, thậm chí có người còn vỗ tay tán thưởng.

Sau khi tìm hiểu, tôi phát hiện ra, trên thực tế, sau khi Văn lâm bệnh, ngoài việc vay tiền của tôi, cậu ấy còn vay tiền của rất nhiều bạn cùng lớp nhưng không có khoản nào trả được. Cường thậm chí còn cho Văn vay hơn 60 triệu những vẫn chưa nhận lại được.

Vì vậy, khi thấy Văn chỉ trích tôi, không ai trong số họ trách móc tôi, thay vào đó, nhiều người cũng làm theo. Về số tiền trước đây, tôi xem như làm từ thiện, dù sao cũng là bạn bè nhiều năm, hơn nữa, với hoàn cảnh của Văn lúc này, chúng tôi cũng sẽ khó mà lấy lại được số tiền đó. Thay vì lúc nào cũng bị làm phiền, tôi lựa chọn dứt khoát, không nối giáo cho giặc.

Theo Diệu Đan

Phụ nữ số

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên