MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lương hưu 25 triệu, nhưng về quê, con trai dặn tôi chỉ nên nói 10 triệu: Làm theo và tránh được rất nhiều phiền phức!

09-09-2023 - 23:35 PM | Lifestyle

Người ta thường có câu "áo gấm về làng", ý chỉ sau những năm bôn ba, chúng ta nên mang thành công của mình trở về quê hương để gia đình có thể nở mày nở mặt, để chúng ta được người người ngưỡng mộ. Nhưng có thể chính điều đó cũng sẽ làm xáo trộn cuộc đời của bạn theo hướng tiêu cực.

Mặc dù khoe khoang sự trù phú có thể mang lại cảm giác hưng phấn, giúp chúng ta chiếm được hảo cảm của mọi người một cách dễ dàng, nhưng thực tế, việc khoe khoang tiền của và sự thành công cũng có những mặt bất lợi. Đặc biệt là ở vùng nông thôn, việc khoe khoang thái quá tiền của sẽ mang lại cho bạn rất nhiều phiền toái.

Ông Ngô 68 tuổi, đã có những đúc kết kinh nghiệm sâu sắc về phương diện này, ông tự thuật trên diễn đàn Toutia (Trung Quốc):

*** 

Tôi tên là Ngô Vĩ Quang. Năm nay tôi 68 tuổi. Tôi sinh ra ở vùng nông thôn ở Quảng Đông (Trung Quốc). Gia đình tôi từng rất nghèo. Cha mẹ và ông bà tôi đều làm nghề nông. Gia đình tôi có tổng cộng 5 chị em, tôi là người con trai duy nhất và cũng là nhỏ nhất trong nhà. 

Vì thế mà cha mẹ đã đặt cả tương lai của gia đình lên vai tôi. Thời đó, người ở dưới quê nếu muốn đổi đời thì chỉ có hai cách. Một là học đại học, hai là đi nhập ngũ, còn lại mọi người đều chỉ chọn một cuộc sống ổn định với các công việc nhận lương cố định hàng tháng. 

Cha mẹ muốn tôi thi vào đại học, nhưng đối với việc học tôi thật sự lực bất tòng tâm. Cuối cùng, cố gắng đến năm lớp 8 thì tôi cũng đã từ bỏ và chọn một con đường khác để vươn lên, đó là nhập ngũ. 

Tôi may mắn được ở lại trong quân đội 8 năm, khi tôi 26 tuổi, tôi đã có cơ hội được làm việc trong một doanh nghiệp nhà nước ở thành phố lớn. Kể từ đó, cuộc sống của tôi và gia đình cũng đã biến chuyển tốt lên không ít. 

Sau 3 năm làm việc, tôi đón bố mẹ lên thành phố ở, kết hôn và sinh con, trở thành thế hệ người thành thị mới. Và quê hương đã trở thành nơi mà thỉnh thoảng chúng tôi mới quay trở lại vào dịp năm mới. 

Sau khi cha mẹ tôi qua đời, tôi cũng ít về quê hơn trước, dường như là 5 - 6 năm mới về một lần. Cha mẹ mất, con trai thì đi làm nên ra ở riêng, 7 năm trước, khi tôi vừa về hưu thì vợ tôi cũng vì mắc bệnh ung thư mà qua đời. Từ đó, tôi trở thành một ông già cô đơn. Tôi có xe và nhà ở thành phố, lương hưu cũng khá nhiều, thế nhưng không còn vợ và con trai bầu bạn, cảm thấy cuộc sống buồn chán vô cùng. 

Lương hưu 25 triệu, nhưng khi về quê, con trai dặn tôi chỉ nên nói là 10 triệu, tôi làm theo và đã tránh được không ít phiền phức - Ảnh 1.

Khoảng thời gian đó, tôi đi du lịch, tham gia các loại hoạt động giải trí nhằm giết thời gian. Nhìn chung cũng có thể miễn cưỡng sống lay lắt qua ngày. Tuy nhiên, sau khi những sở thích này bị gián đoạn bởi ảnh hưởng của dịch bệnh trong hơn 3 năm, tôi không thể chịu đựng được sự cô đơn nữa, nên đột nhiên lại nhớ quê. 

Trước Tết năm nay, con trai nói không thể về ăn Tết cùng tôi vì bận một số việc khẩn cấp. Vì vậy tôi đã quyết định dọn về quê để dưỡng lão. Bởi vì ở thành phố này tôi cũng không còn người thân nào ngoài các đồng nghiệp cũ. Về phía con trai, mặc dù việc làm ở Bắc Kinh cũng đang phát triển nhưng vẫn còn một số hạn chế, nên nó không thể chăm sóc cũng như là đưa tôi về quê được. 

Trước khi về quê, tôi dự định sẽ chi một số tiền lớn để tu sửa lại căn nhà tổ. Nhưng con trai lại ngăn cản tôi. Nó nói rằng tôi không cần sửa chữa quá nhiều, nên để dành tiền mua thức ăn thì tốt hơn. 

Ngoài ra, con trai tôi đặc biệt dặn dò tôi 2 điều: Thứ nhất, đừng để lộ tiền tài, khi có người hỏi về lương hưu thì không nên nói đúng là 25 triệu, mà chỉ nên nói 10 triệu, đủ ăn, đủ chi tiêu thôi; thứ hai, không tiết lộ tiền lương và thu nhập của vợ chồng con trai cho người ngoài biết, chỉ nên nói rằng chúng còn phải trả tiền thế chấp hàng tháng, làm không có dư, đôi khi còn phải nhờ tôi hỗ trợ tài chính. 

Nghe vậy, tôi rất bối rối. Tại sao tôi phải giả vờ nghèo? Nhưng tôi vẫn chọn tin con trai mình và làm theo yêu cầu của nó. 

Ngày đầu tiên về quê, hàng xóm đến thăm nhà đông như đi hội vậy. Chúng tôi huyên thuyên với nhau về những kỷ niệm cũ, nhưng đa số thì mọi người chỉ quan tâm đến tình hình kinh tế của tôi mà thôi. Lúc này tôi mới hiểu vì sao con trai lại căn dặn tôi làm như vậy. 

Nhưng điều khiến tôi cảm nhận sâu sắc nhất chính là từ một người bạn thời thơ ấu. Khi nhỏ tôi có chơi cùng một anh trai, tên là Kiên. Anh ấy giỏi hơn tôi rất nhiều. Anh ấy là sinh viên đại học đầu tiên trong làng của chúng tôi. Sau khi tốt nghiệp, anh ấy làm giáo viên tại một trường đại học ở quận. Sau khi nghỉ hưu, lương hưu của hai vợ chồng cao hơn 30 triệu đồng. 

11 năm trước anh ấy đã về quê để xây một tòa biệt thự, rất sang trọng, sau đó còn quyên góp rất nhiều tiền cho việc sửa chữa các hội trường, đường sá và các dự án cải tạo khác trong làng. Do đó anh ấy cũng được công nhận là một người giàu có trong làng của chúng tôi. 

Ban đầu, tôi nghĩ rằng một người giàu có và nổi tiếng như anh ấy thì sẽ rất hạnh phúc và sống một cuộc sống tự do vui vẻ. Tuy nhiên, tôi đã đến biệt thự của anh ấy nhiều lần để tìm anh, nhưng anh ấy thường xuyên không có ở nhà, anh ấy luôn ở trên quận. Tôi rất thắc mắc. Một người thích cuộc sống dân dã như anh ấy, về hưu rồi tại sao cứ phải ở trên quận chứ? 

Lương hưu 25 triệu, nhưng khi về quê, con trai dặn tôi chỉ nên nói là 10 triệu, tôi làm theo và đã tránh được không ít phiền phức - Ảnh 2.

Có lần tôi cùng trò chuyện với anh ấy. Hóa ra việc có tiền và nổi tiếng cũng là một gánh nặng, vì dân làng biết rằng anh ấy có tiền, nên họ luôn suy nghĩ trăm phương để lấy tiền của anh. Mỗi khi xây dựng đường và miếu trong làng, mọi người cần quyên góp tiền, nhưng quyên góp bao nhiêu là do họ tự nguyện. Thế nhưng, vì ai cũng biết anh ấy giàu nên lần nào cũng muốn anh ấy bỏ ra số tiền lớn nhất.

Thậm chí mỗi khi trong làng có đám tiệc, tang sự hỷ sự gì thì cũng sẽ mời anh ấy dự. Bởi vì họ biết anh ấy giàu có và nổi tiếng. Anh không thể từ chối, hơn nữa mỗi lần đi đều phải gửi thiệp với số tiền rất cao. Ít nhất cũng phải là 1 triệu 500 nghìn. Anh Kiên nói rằng, trong 1 năm đổ lại đây, không tính đến chuyện quyên góp, chỉ tính đến những việc nhân tình thế thái như thế này thôi thì anh cũng đã tốn hơn mấy chục triệu rồi. 

Ngoài ra, nhiều người trong làng còn nợ tiền anh ấy. Vì ai cũng biết anh giàu có, nên nếu thiếu tiền thì sẽ tìm anh để vay. Mỗi lần đều khiến anh rất khó từ chối. Bởi vì nếu anh ấy không cho mượn thì họ sẽ khóc lóc ăn vạ trước cửa nhà. Đánh mạnh vào trái tim của một người trọng sĩ diện như anh Kiên. 

Vì những rắc rối đó mà anh Kiên mới không dám sống ở dưới quê nữa. Anh thường xuyên trốn trên quận để tránh gặp phải những tình huống này. 

Sau khi nghe những điều này từ anh Kiên, tôi thực sự rất sốc, đồng thời cũng cảm thấy bản thân may mắn vì đã làm theo lời con trai. Sống ở quê được hơn nửa năm, tuy cũng có người đến mượn tiền, nhưng tôi đã giả vờ nghèo khổ để tránh rước phiền phức. Những trường hợp cho mượn thì họ cũng không dám không trả lại cho tôi, vì họ nghĩ tôi là một lão già sống đơn độc, không con không vợ bên cạnh, lương hưu lại không có bao nhiêu. 

Vì vậy, mọi người tốt nhất đừng nên để lộ tiền tài cho người khác thấy, điều đó rất có thể sẽ chiêu dụ đến những phiền phức không đáng có, khiến cuộc sống bạn bị đảo lộn.

Theo Diệu Đan

Phụ nữ số

Trở lên trên