Lương hưu của lao động nam thay đổi thế nào từ 2022?
Muốn hưởng tỷ lệ tối đa 75% mức bình quân tiền lương hàng tháng đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH), thì lao động nam phải đóng từ đủ 35 năm trở lên.
- 24-11-2021Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ giải mã yếu tố khiến phổ cập thu phí không dừng tăng siêu tốc trong năm 2021
- 23-11-2021Tập đoàn AEON dự kiến niêm yết trên TTCK Việt Nam, có thể mở rộng tại Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa...
- 23-11-2021Thu ngân sách tại TP. HCM tăng đột biến từ tài chính, ngân hàng, bất động sản...
Điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động nam có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18/11/2020 của Chính phủ.
Theo đó, kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của lao động nam trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028.
Trường hợp lao động nam bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn, nhưng không quá 5 tuổi so với quy định nêu trên tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Căn cứ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lương hưu của người lao động được tính theo công thức: Lương hưu = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Lương hưu năm 2022 vẫn được tính theo công thức trên. Tuy nhiên, cách xác định tỷ lệ hưởng lương hưu đối với lao động nam sẽ có sự điều chỉnh.
Cụ thể, Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, từ 1/1/2018, mức lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 của Luật này, được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:
Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
Theo quy định trên, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 phải đóng BHXH đủ 20 năm mới được tính hưởng tỷ lệ 45%. Trong khi đó, ở năm 2021, chỉ cần đóng BHXH đủ 19 năm là lao động nam đã được hưởng 45%.
Với cách tính mới này, lao động nam nghỉ hưu năm 2022 mà đóng đủ 20 năm chỉ được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. Và muốn hưởng tỷ lệ tối đa 75% thì lao động nam phải đóng BHXH từ đủ 35 năm trở lên (năm 2021 chỉ cần đóng từ đủ 34 năm trở lên).
Hồ sơ hưởng lương hưu đối với người người bảo lưu thời gian tham gia BHXH quy định tại Khoản 2 Điều 108 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 gồm: sổ BHXH; đơn đề nghị hưởng lương hưu.
Bên cạnh đó, đối chiếu quy định nêu trên, điều kiện hưởng lương hưu phụ thuộc vào nhiều yếu tố (giới tính, tuổi đời, thời gian đã đóng BHXH, điều kiện lao động, thời điểm đề nghị giải quyết chế độ BHXH, tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (nếu có),…).