Lương hưu khoảng 19 triệu đồng, tôi vẫn ngỡ mình như người giúp việc của gia đình con trai: Trẻ nuôi con, già lại vất vả chăm cháu
Lúc con dâu mới sinh em bé, dì Trương (Trung Quốc) luôn gàn việc thuê bảo mẫu. Nhưng giờ đây, chính bà lại là người lo hết công việc của gia đình con trai 24/24 mà không dám kêu than.
- 05-07-2023Nghịch cảnh "nghỉ hưu ngược" ở Trung Quốc: Cha mẹ có lương hưu cao gấp 2 lần thu nhập của con cái, oằn mình chu cấp, trả lãi ngân hàng giúp con mua nhà mua xe
- 05-07-2023Cha mẹ nói 3 câu này có thể giúp EQ của con thăng hạng vượt bậc không ngờ
- 03-07-2023Từ người đi ở thuê đến sở hữu 366 căn hộ, triệu phú tự thân tiết lộ cách “gian lận” để gia tăng tài sản theo cấp số nhân bằng cách không tưởng
Bài viết dưới đây là chia sẻ của dì Trương Lan, 65 tuổi, đã nghỉ hưu đang được lan truyền rộng rãi trên nền tảng Toutiao.
Chăm cháu còn mệt hơn đi làm
Vợ chồng tôi chỉ có 1 người con trai. Trước đây, gia đình chúng tôi sống trong căn nhà nhỏ được đơn vị công tác cấp. Sau khi học xong đại học, con trai tôi làm việc tại thành phố lớn.
Do có mỗi cậu con trai, nên chúng tôi mong muốn quy về một mối. Tuy nhiên, con trai tôi muốn ở riêng. Thật lòng, vợ chồng tôi cũng tính chuyện tương lai con sẽ xây dựng gia đình nên cũng khó có thể sống chung.
Vì vậy, chúng tôi đã bán căn nhà ở quê và quyết định mua 2 căn hộ tầng trên, tầng dưới trong cùng 1 toà nhà. Căn hộ của vợ chồng tôi nhỏ hơn, chỉ rộng 78m2. Còn căn hộ của con trai tôi ở tầng trên là 110m2.
Ở thời điểm đó, tôi nghĩ rằng đây là quyết định sáng suốt. Chúng tôi vẫn dễ dàng sang nhà nhau nhưng vẫn có không gian riêng.
Sau 2 năm đi làm, con trai tôi kết hôn. Chúng nhanh chóng thông báo tin vui ngay sau đó. Lúc đó tôi chưa nghỉ hưu nên không thể chăm sóc con dâu trong thời gian ở cữ. Vì thế, vợ chồng tôi quyết định bỏ 10.000 NDT để thuê bảo mẫu.
Sau khi chính thức về hưu, tôi một tay chăm sóc con dâu và cháu. Tuy nhiên, đó không phải điều đơn giản. Tôi chăm sóc cháu theo cách mình đã chăm con. Song, tôi làm gì con dâu đều không hài lòng.
Không có sữa, tôi khuyên con nên ăn nhiều chất để bồi bổ. Tuy nhiên, con dâu lại không chịu bởi dễ tăng cân. Vừa phải đi làm, lại phải chăm con, con dâu tôi rơi vào stress nặng. Vì thế, tôi chủ động ôm cháu xuống nhà mình ngủ mỗi đêm.
Sau khi đi làm về, con dâu chỉ chơi với con trai một lúc sau đó tắm rửa và đi mua sắm, ăn uống với bạn bè. Mặc tôi phải chăm sóc cháu trai bất kể ngày đêm 24/24.
Thực sự, tôi cảm thấy việc chăm cháu còn mệt hơn đi làm. Thực sự, sau một năm, tôi đã già đi trông thấy. Không chỉ nhiều tóc bạc, tôi còn thấy mình xuất hiện nhiều nếp nhăn hơn.
Ở riêng nhà, nhưng con dâu và con trai vẫn thường xuống nhà tôi ăn cơm mỗi tối. Vừa chăm cháu, lại nấu cơm cho kịp giờ con đi làm đi làm về, cộng thêm cả việc dọn dẹp nhà cửa, tôi dường như không có thời gian nghỉ ngơi.
Cuối tuần, nếu rảnh rỗi, các con thường tổ chức những chuyến đi chơi. Tuy nhiên, người bế con, dỗ con, cho con ăn là tôi. Đôi khi tôi cũng là người xách hành lý.
Tham công tiếc việc để rồi phải vất vả ở những ngày tháng nghỉ hưu
Gánh nặng chăm sóc cháu trai gần như tôi lo tất. Chính vì thế, các con tôi thường nói với mọi người rằng nuôi dạy con rất dễ. Tôi nghe xong câu đấy chỉ biết thở dài.
Khi cháu ốm, tôi là người thức đêm để chăm sóc. Tôi bỏ tiền của mình để mua sữa bột, bỉm, đồ chơi cho chúng. Vì thế, toàn bộ tiền tiền lương hưu 6.000 NDT (khoảng 19 triệu đồng) của tôi đều được chi tiêu hết sạch vào cuối tháng.
Cuối cùng, khi cháu trai chính thức đi học mẫu giáo, tôi tưởng rằng mình đã được giải phóng. Nào ngờ không lâu sau, con dâu tôi thông báo có thêm em bé. Đông con, đông cháu là vui. Song tôi chưa từng tưởng tượng rằng mình phải “vắt chân lên cổ” để chạy theo guồng quay nhịp sống hiện đại của chúng trong những ngày tháng nghỉ hưu.
Chồng tôi từng giục các con mang cháu đi gửi trẻ. Tuy nhiên, tôi thường gàn lại với lý do “ở thành phố gửi trẻ đắt đỏ, nếu thuê người lạ chưa chắc an toàn khi chúng còn quá nhỏ”. Cứ như vậy suốt 3 năm qua, tôi một tay chăm cháu và hiếm khi có những chuyến đi chơi cùng bạn bè.
Lúc này tôi mới dần nhận ta, cha mẹ cần học cách "bận rộn", để con cái tự lo liệu cuộc sống của chúng. Bạn không nên “tham công tiếc việc” mà giúp con đủ điều. Bởi việc ông bà kiêm vai cha mẹ có thể tạo sự thuận tiện cho người lớn, nhưng lại là sự thiệt thòi của trẻ em. Bởi cha mẹ không trực tiếp giáo dục sẽ ít có mối liên hệ với con cái. Họ cũng không thấu được nỗi vất vả khi chăm con mà ông bà đã trải qua.
Phụ nữ số