Lương lậu là vấn đề nhạy cảm chốn công sở, tuy nhiên hãy hỏi han mức lương của đồng nghiệp ngay khi có thể!
Có thể biết được mức lương của đồng nghiệp sẽ là động lực giúp bạn nâng cao kỹ năng, thậm chí là mức lương của bản thân.
- 29-11-2021Khảo sát việc làm mùa Covid: Hầu hết tân cử nhân mong muốn lương tháng 10-15 triệu đồng, nhưng hơn 50% nhà tuyển dụng chấp nhận trả 6-10 triệu
- 27-11-2021Chàng trai 34 tuổi bỏ việc lương gần 2 tỷ đồng mỗi năm để bén duyên với nghề lạ, chuyên phục vụ các "thượng đế" không thích ở nhà riêng
- 27-11-20213 phương pháp giúp "tiền đẻ ra tiền" hiệu quả dành cho những người có mức lương 'eo hẹp': Tích tiểu thành đại, giàu có trong tầm tay!
Bất cứ khi nào chúng ta tìm việc mới và ký hợp đồng, HR luôn nhắc rằng: "Lương của mọi người là bí mật. Đừng chia sẻ lương của mình với đồng nghiệp khác". Đó dường như là một thói quen thường ngày của nhiều công ty, nhưng đây thực chất là việc công ty sử dụng sự bất cân xứng về thông tin để ép giá nhân công rẻ của một số nhân viên bằng cách thương lượng các mức giá khác nhau cho các nhân viên khác nhau ở cùng một vị trí.
Có thể bạn có năng lực vượt trội nhưng do không biết cách deal lương, nên mức lương thương lượng thấp hơn 20% so với đồng nghiệp mới trong công ty. Đừng ngạc nhiên, điều này là bình thường, vì bạn đã được cảnh báo là không được hỏi lương của người khác, bạn sẽ không biết được mức lương hiện tại của người cùng vị trí là bao nhiêu, trong khi bạn vẫn đang tin rằng mức lương công ty đưa ra phù hợp với khả năng của bạn.
(Ảnh minh hoạ)
Thế thì chúng ta có cần biết mức lương của đồng nghiệp không?
1. Biết mức lương của đồng nghiệp, bạn sẽ biết mình đang ở mức nào
Đêm qua tôi đã làm một nhân sự mới vào làm được một năm suy sụp vì cô ấy biết lương của tôi là bao nhiêu. Cô ấy buồn bã nói với tôi rằng lương của cô ấy thấp hơn của tôi rất nhiều và cô ấy đã không điều chỉnh nó trong một năm sắp tới. Thực ra tôi cũng là người mới vào làm, công việc ở công ty này cũng giống cô ấy, sao sếp lại đưa ra mức lương thấp như vậy mà lại cho tôi hơn lương của cô ấy? Tôi nghĩ rằng ngoài việc có hai năm kinh nghiệm làm việc, thì còn vì tôi đã có mức lương tương đối cao trong công việc trước đó của mình, nên tôi có lợi thế để thương lượng mức lương với công ty hiện tại.
Và bởi vì cô ấy là sinh viên mới ra trường nên ông chủ đương nhiên sẽ không đưa ra mức lương cao, nhưng cô ấy đã không được tăng lương sau một năm làm việc tại đây mặc dù doanh thu và năng suất làm việc được tích luỹ nhanh chóng. Điều này cho thấy tốc độ thăng tiến của cô ấy không phù hợp với tốc độ phát triển của công ty, hoặc công ty đã đối xử tệ với cô ấy, cho rằng luôn có thể sử dụng lao động giá rẻ theo cách này mà không cần tăng lương.
(Ảnh minh hoạ)
Sau khi tiếp xúc với cô ấy, tôi nhận ra cô ấy là kiểu người sống trong thế giới nhỏ của riêng mình, cô ấy nói rằng lý do ở lại vì công ty này không có những mưu mô, thâm độc nơi công sở . Nghe xong nghĩ lại cũng thấy buồn cười vì mới ra trường liền lập tức đầu quân cho một công ty quy mô nhỏ, ban đầu cô ấy cho rằng không khí làm việc rất tốt, sẽ không có chuyện mâu thuẫn đồng nghiệp như trên TV. Kết quả là trong một năm, cô ấy đã chứng kiến bảy tám người bỏ việc vì mâu thuẫn với lãnh đạo.
Đến thành phố lớn, phải thuê nhà để ở tạm bợ, không phải lúc nào chúng ta cũng nghĩ đến chuyện tìm việc không có tranh chấp để bình yên tồn tại. Chúng ta không giàu như thế hệ thứ hai, thế hệ thứ ba, đi ra biển lớn làm việc chỉ để trải nghiệm cuộc sống. Bản chất của công việc là bán thời gian, sức lao động để đổi lấy tiền, phục vụ cho cuộc sống, cho nên chúng ta không được phép ở trong vùng an toàn quá lâu.
(Ảnh minh hoạ)
Do đó, nếu muốn cạnh tranh và biết giá trị của bản thân, chúng ta nên bắt đầu với việc ông chủ trả chúng ta bao nhiêu, cho những người khác cùng chức vụ bao nhiêu. Nếu mức lương của bạn thấp hơn nhiều so với đồng nghiệp, bạn có thể phân tích nguyên nhân từ hai khía cạnh.
Thứ nhất, năng lực của bạn đang ở mức bình thường, công ty chưa nhận ra giá trị của bạn. Cô gái nhỏ mà tôi kể trên rơi vào trường hợp này, cô ấy không đủ kiến thức và kinh nghiệm. Vì vậy, trong trường hợp này, chúng ta phải tìm cách để nâng cao khả năng và trình độ của mình.
Thứ hai, nếu khả năng và trình độ của bạn bằng hoặc hơn đồng nghiệp nhưng lương lại thấp hơn họ, và đồng nghiệp không phải là người nhà của sếp thì có nghĩa là bạn đã bị công ty lừa.
2. Biết mức lương của đồng nghiệp, tạo động lực để nâng cao năng lực, yêu cầu tăng lương
Công ty gần đây nhất của tôi đã tuyển 5 người cho những vị trí tương tự, trong đó lương của 4 người có mức nhỉnh hơn người còn lại một chút. Tổ trưởng nói rằng kỹ năng người còn lại chưa sánh bằng những người kia, cho nên, hãy nâng cao trình độ của mình rồi tiến hành deal lương lại. Nhưng tôi thường nghe cô ấy phàn nàn về lý do tại sao cô ấy cũng làm những việc giống như 4 người kia, song với mức lương thấp hơn. Tôi lúc đó cũng không biết nói gì, dù gì lãnh đạo cũng chỉ ra lý do là vấn đề năng lực.
Có lẽ cô ấy phàn nàn bởi cảm thấy năng lực của mình tương đương với những người còn lại, thậm chí là hơn. Và điều khiến cô ấy cảm thấy là không công bằng. Sau đó cô cũng nhiều lần đề nghị tăng lương với lãnh đạo nhưng đều bị ém nhẹm. Tuy rằng sau này năng lực của cô gái nhỏ không tiến bộ quá vượt bậc nhưng sau khi tôi rời đi, cô ấy đã trở thành người không thể thiếu trong bộ phận. Cô ấy muốn tăng lương, lãnh đạo cũng lập tức phải đồng ý.
Như vậy bạn thấy đấy, khi biết mức lương của đồng nghiệp cao hơn mình, điều này có thể kích thích bạn đòi hỏi, ở góc độ khác, nó sẽ kích thích bạn nâng cao năng lực và trình độ của mình để đổi lấy phần thưởng tương ứng.
(Ảnh minh hoạ)
3. Chỉ có kẻ yếu mới sợ hãi khi biết mức lương người khác hơn mình
Tôi vừa đọc một bài báo với tiêu đề "Tại sao không bao giờ hỏi về lương của người khác?" Quan điểm của tác giả là công ty không trả lương cao cho bạn vì bạn chưa trở thành “người quan trọng hơn đối với công ty”, quan điểm này không có gì sai. Bởi vì hầu hết mọi người sẽ không phải là những người quan trọng hơn trong công ty, công ty vẫn hoạt động bình thường nếu như bạn rời đi. Lúc này, tất nhiên bạn không thể đòi lương cao, nhưng bạn có thể đòi hỏi sự đối xử công bằng?
Điều gì sẽ xảy ra nếu mức lương của bạn thấp hơn nhiều so với đồng nghiệp có khả năng làm việc kém hơn bạn? Bạn có thể bình tĩnh lại được không? Tôi cảm thấy rằng nếu tôi biết mức lương của các đồng nghiệp, tôi sẽ sợ hãi khi biết rằng lương của người khác cao hơn mình và không dám đối mặt với thực tế lạnh lùng này. Nhưng chỉ có kẻ yếu mới trốn tránh và không dám đối mặt với sự thật. Kẻ yếu cần nhận ra những thiếu sót của bản thân, sau đó nỗ lực để trở nên mạnh mẽ hơn.
(Ảnh minh hoạ)
Tóm lại, bạn không cần phải dùng bất cứ cách nào để hỏi về mức lương của người khác, nhưng nếu có cơ hội biết mức lương của đồng nghiệp, bạn nên hỏi về nó. Nếu lương của đồng nghiệp cao hơn bạn, bạn không vui, vì đây là sự thật, nhưng nó sẽ kích thích bạn tìm nhiều cách khác nhau để tăng lương.
Pháp luật và bạn đọc