Lương năm của tôi tận tiền tỉ nhưng tôi không dám xài đồ hiệu: Kẻ tức thời vung tiền thoải mái, người thành công hiểu rõ tiền cần phải tiết kiệm
Tiết kiệm tiền là mức độ tự kỷ luật hàng đầu của bạn; tiết kiệm tiền là nền tảng vững chắc nhất của bạn.
- 06-09-202011 bí kíp dạy con thông minh, tự lập, kỉ luật của mẹ Nhật được cả thế giới trầm trồ
- 06-09-2020Gia đình 4 người cùng mắc ung thư vì một chất độc hạng nhất dễ “xâm nhập” vào mâm cơm: Thường có mặt trong 6 món ăn, vật dụng nhưng bạn không hề biết
- 07-09-2020Không phải cứ làm lâu, thâm niên đầy đủ thì sếp gật đầu đồng ý tăng lương: Lý do nghe vô lý nhưng lại rất thuyết phục nằm ở đây!
Có một định kiến trong xã hội đương đại, cho rằng hầu hết những người 9X đều rất thích tiêu tiền và không thích tiết kiệm, và thậm chí còn được đặt cho một cái tên đặc biệt: "người nghèo sang chảnh".
Tất nhiên, không thể phủ nhận rằng nhiều người trẻ tuổi có ham muốn tiêu dùng mạnh mẽ, nhưng cũng có nhiều người ngày càng trở nên tằn tiện, ví dụ như câu chuyện thú vị trên mạng này:
Tôi biết một người đàn ông cực kì, cực kì tiết kiệm. Mặc dù thu nhập của anh ấy không hề thấp nhưng anh ta là siêu tiết kiệm.
Anh ấy tự nấu mì khoảng 3500 đồng một gói, chỉ cần 3 gói là đủ dùng trong một ngày, để tiết kiệm tiền, anh ấy còn sử dụng lò vi sóng của công ty để nấu mì, tiết kiệm tiền nước và tiền điện.
Mặc dù tôi không khuyên bạn nên ăn uống kham khổ để tiết kiệm tiền, nhưng bạn nên học hỏi từ cách làm này, bởi vì tiết kiệm tiền có thể giúp bạn chống lại những rủi ro khác nhau trong cuộc sống và nó cũng có thể giúp bạn có được cuộc sống như mong muốn. Về mặt này, tiết kiệm tiền là mức độ tự kỷ luật hàng đầu của bạn; tiết kiệm tiền là nền tảng vững chắc nhất của bạn.
1, Tiết kiệm tiền là sự tự tin lớn nhất của bạn để chống lại những rủi ro trong cuộc sống
Nhiều người trẻ không chỉ tiêu xài hoang phí mà còn trả hết các khoản nợ nần, tiền vay mua ô tô nên chẳng có bao nhiêu tiền tiết kiệm cả. Nếu cuộc sống cứ bình lặng trôi qua thì không sao, nhưng nếu có biến cố xảy ra, bạn sẽ thấy mình không còn khả năng chống chọi với rủi ro nếu không có nhiều tiền tiết kiệm.
Sẽ có nhiều thay đổi trong cuộc sống của chúng ta và lúc này chỉ cần có đủ tiền trong tay là bạn có thừa tự tin để giải quyết công việc rồi. Vậy nên, hãy tiết kiệm tiền hết mức có thể, nếu tài sản không rủng rỉnh, hãy quản lý tài chính một cách thận trọng nhất có thể và không nên quá triệt để.
Bạn không bao giờ biết được, rủi ro sẽ đến khi nào và chưa hẳn người giàu chịu được rủi ro.
2, Tiết kiệm tiền là để bạn tự tin hơn, trở thành một người tốt hơn
Việc bạn có đủ tiền gửi tiết kiệm hay không phần lớn có thể quyết định liệu bạn có đủ tự tin để thử nhiều cơ hội hơn và theo đuổi bản thân tốt hơn hay không.
Bạn càng tiết kiệm được nhiều tiền, khả năng chống lại rủi ro và sự sẵn sàng khám phá thế giới của bạn sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn. Từ đó, thái độ của bạn đối với thế giới sẽ tích cực hơn. Bạn càng năng động và bình tĩnh, khả năng nhận ra giá trị bản thân sẽ càng mạnh mẽ.
Tôi nhớ một câu chuyện:
Vào khoảng năm 1950, Harper Lee, dù sau này bà đã trở thành nhà văn vĩ đại, nhưng bà ấy vẫn là nhân viên bán vé tại British Airways. Vốn rất thích viết lách nhưng vì áp lực cuộc sống nên lúc rảnh rỗi bà chỉ có thể sáng tạo. Bà biết viết như vậy không thể đạt được thành tựu gì to lớn, nên bà vô cùng đau lòng. Vào lúc này, hai người bạn New York của bà là gia đình Browns, đã quyết định giúp bà.
Họ nghĩ rằng Harper Lee là một người phụ nữ tài năng bị chôn vùi bởi cuộc đời thực dụng, vì vậy họ đã tặng một tấm séc như một món quà Giáng sinh cho Harper Lee. Số tiền chi phiếu này tương đương với tiền lương của bà trong một năm.
Trong phong bì đựng séc còn có dòng chữ: "Chúc bạn dành một năm để viết những gì bạn thích. Giáng sinh vui vẻ."
Trong năm này, bà đã hoàn thành cuốn tiểu thuyết nổi tiếng "Killing a Mockingbird" tên tiếng việt là "Giết con chim nhại", cho đến nay đã bán được hơn 40 triệu bản và được xem là quyển tiểu thuyết bán chạy nhất toàn thế giới.
Tất nhiên, chúng ta khó có được những người bạn hào phóng, sẵn sàng cho chúng ta một năm thu nhập để hoàn thiện bản thân và thực hiện ước mơ của mình. Nhưng chúng ta có thể tiết kiệm và tự mình tiết kiệm, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của chúng ta.
Nhiều người ngại học và cải thiện bản thân là vì họ không có đủ tiền học phí. Họ chỉ có thể chăm chú vào công việc của mình hàng ngày và không thể thử bất kỳ cơ hội, tiềm năng nào, ngay cả khi mua một lớp học trực tuyến giá rẻ cũng khiến họ đắn đo.
Tất nhiên, có một số người thà bỏ ra vài triệu đồng để mua đồ hiệu chứ không thèm bỏ vài chục nghìn đồng mua quyển sách về đọc. Vì vậy tôi khuyên bạn nên tiết kiệm tiền, gửi đủ tiền sẽ giúp bạn thoải mái sống mà không mấy bận tâm khi nào rủi ro đến tìm, mắt bạn sẽ không còn chỉ chăm chăm vào bát cơm và hưởng thụ mà hãy vận động tư duy để tìm ra điểm đột phá cho bản thân, cố gắng hết sức mình để có thể phát triển nhanh chóng.
Bạn biết đấy, mỗi xu bạn kiếm được là sự lựa chọn tốt hơn cho thế giới bạn muốn.
3, Tiết kiệm tiền là kỷ luật tự giác hàng đầu
Cách đây một thời gian, khi tôi nói chuyện với một người bạn về Internet, anh ấy nói: "Thưa thầy, con nghĩ có điều gì đó thật khủng khiếp, đằng sau mỗi màn hình điện thoại di động, có một đội hơn một nghìn người đang nghiên cứu cách đánh bại ý chí của thầy."
Họ sẽ sử dụng nhiều khả năng kỹ thuật mạnh mẽ và nghiên cứu tâm lý để hướng dẫn bạn sẵn sàng dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn cho các sản phẩm và hàng hóa của họ.
Họ nghiên cứu sở thích và nhu cầu của bạn hàng ngày, đẩy tất cả các loại sản phẩm và nội dung cho bạn, và hướng dẫn bạn mua những thứ bạn không cần. Ngay cả khi bạn "thề độc" ngày hôm nay sẽ không mua hàng và nếu mua sẽ… thì họ cũng nghĩ cách để bạn rút hầu bao ra. Kết quả là bạn sử dụng số tiền khó kiếm được để mua một loạt những thứ bạn không cần.
Ngoài ra, có rất nhiều phương tiện truyền thông và những người nổi tiếng ủng hộ việc khuyến khích tiêu thụ nhiều. Họ thường để nhiều người rơi vào bẫy của chủ nghĩa tiêu dùng vì lợi ích của mình. Nên nhiều người phải mượn nợ người thân, bạn bè thậm chí là ngân hàng và ngập chìm trong nợ.
Cả xã hội đang khuyến khích tiêu dùng cao, nhưng ngoài bạn, ai sẽ là người chịu trách nhiệm cho cuộc đời bạn? Do đó, tiết kiệm tiền là mức độ tự giác hàng đầu.
Bạn phải từ bỏ mọi ham muốn hào nhoáng, kiềm chế ham muốn tiêu tiền, tiền vào tay mình càng nhiều càng tốt và đầu tư những nguồn lực có ích cho sự phát triển của bản thân, thay vì tiêu tiền để đạt được niềm vui tiêu dùng nhất thời.
Về tiêu tiền và tiết kiệm tiền, mong bạn hiểu 9 điều này
1. Tiết kiệm tiền nên bắt đầu càng sớm càng tốt:
Khi bạn kiếm được 500.000 đồng là không đủ, kiếm được 2 triệu đồng vẫn chưa đủ, vì vậy thay vì đợi đến khi kiếm được nhiều tiền, bạn cũng có thể tiết kiệm ngay bây giờ.
2. Tiết kiệm ít hơn khi kiếm được ít hơn, tiết kiệm nhiều hơn khi kiếm được nhiều hơn:
Hãy dành ít nhất 10% thu nhập của bạn hàng tháng và để dành làm khoản dự phòng khẩn cấp, khi cần dùng số tiền này là quyền của bạn. Sau 10 năm, bạn sẽ thấy rằng bạn có rất nhiều tiền mà bạn có thể sử dụng để mua căn nhà thứ hai, đầu tư, v.v.
3. Những người có thể tiết kiệm tiền là những bậc thầy:
Bởi vì họ không muốn tận hưởng nó trong một thời gian, lý do họ có thể chịu đựng nó là bởi vì họ đang tìm kiếm cả đời. Điều này không liên quan đến đúng hay sai, nó chỉ liên quan đến sự lựa chọn của riêng bạn.
4. Kiếm tiền không giúp bạn giàu mãi, nhưng tiết kiệm tiền thì khác:
Muốn làm giàu thì phải kiếm tiền, điều đó đúng. Nhưng chưa ai nói với bạn rằng bạn không thể giàu chỉ bằng cách kiếm tiền, bạn phải tiết kiệm tiền để làm giàu.
5. Nếu không cần thiết thì đừng vay tiền bừa bãi:
Nếu để ý kĩ thì bạn sẽ thấy rằng nhiều công ty đang cố gắng cho bạn vay tiền. Nếu không có lợi nhuận lớn, liệu họ có nhiệt tình tham gia vào lĩnh vực kinh doanh này? Đó là nhờ vào lãi suất cho vay.
Nếu tiền gốc là lương của bạn trong một năm và tiền lãi cao thì bạn có thể mất trắng hai tháng lương.
6. Cố gắng không tiêu nhiều tiền nhất có thể. Mọi chi tiêu nhỏ nhân với 365 đều là rất lớn:
Hóa ra với thu nhập của tôi, bỏ ra 50 000 đồng mỗi ngày để uống một li trà sữa chẳng là gì. Sau khi khởi nghiệp, tâm lý của tôi thay đổi và tôi cảm thấy phần tiền này quá lãng phí.
Chỉ cần uống cà phê và tiêu thụ vài chục triệu đồng trong một năm, vậy thôi uống làm gì? Rốt cuộc, bất kỳ khoản chi nhỏ nào nhân với 365 ngày cũng sẽ trở thành một khoản chi lớn.
7. Luôn nhớ một quy tắc tiết kiệm tiền: không bao giờ vượt quá ngân sách:
Dù những người kinh doanh có nhiệt tình, có tình đến mấy, chỉ cần giá mua cao hơn túi tiền của mình, thì ban hãy mạnh dạn đáp lại hai chữ: không mua.
Tôi đã mua một chiếc TV trước đây và tôi thấy rằng những người bán sẽ sử dụng tất cả các loại gói khuyến mại phức tạp. Họ rất nhiệt tình với tôi. Nhưng ngân sách của tôi là 10 triệu đồng. Bất kể người bán nói hay làm gì, miễn là nó khiến tôi tiêu nhiều tiền hơn. Vậy thì tôi sẽ nói hai chữ: không mua.
8. Thay vì ăn uống, hãy mua vài cuốn sách và tham gia một vài lớp học thì tốt hơn:
Ngay cả khi bạn gặp phải những cuốn sách không hay, lớp học không chuyên nghiệp, chỉ cần một câu động viên chính mình, bạn có thể lấy lại động lực để học tiếp. Sau một thời gian, đọc sách và tham gia lớp học sẽ tốt hơn ăn uống và gánh team giữa đêm.
9. Đừng lấy việc tiêu dùng để đạt được sự thỏa mãn mà hãy tiết kiệm tiền để đạt được sự mãn nguyện:
Bạn thử nghĩ xem, con số trên tài khoản số dư ngày càng lớn, thật tốt phải không?
Chúc bạn tiết kiệm được tiền nhé!
Trí Thức Trẻ