Lý Tử Thất kiện công ty quản lý, trở lại ngoạn mục, hé lộ những góc bí mật nhất trong bản chất con người
Ngôn ngữ cũng có tính công kích, đừng để một câu nói không suy nghĩ của mình trở thành vết sẹo trong lòng người khác.
- 02-09-2021Bất ngờ về người đàn ông đứng sau làm nên "thương hiệu triệu view" và sự thành công vang dội của Lý Tử Thất
- 01-09-2021Sự nghiệp lắm thị phi của Lý Tử Thất: Bị "bóc phốt" sản phẩm bẩn, content gây tranh cãi, thậm chí khán giả nước nhà cũng tẩy chay?
- 31-08-2021"Tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất tuyên bố tạm dừng hoạt động YouTube, lý do được đưa ra khiến dân mạng ngỡ ngàng
01
Lý Tử Thất cuối cùng cũng đứng ra kiện công ty quản lý của mình.
Ngày 25/10, Lý Tử Thất với vai trò là nhà sáng lập, cổ đông công ty Sichuan Ziqi Culture Communication Co đã chính thức đệ đơn kiện Hangzhou Weinian Brand Management Co - công ty sở hữu hình ảnh của cô, cũng như người đại diện pháp lý là ông Lưu Đồng Minh.
Trước đó, Lý Tử Thất đã dừng kênh đăng tải video của mình trong 3 tháng.
Động thái này như một lời khẳng định cho những đồn đoán trước đó rằng giữa Lý Tử Thất và công ty của mình xảy ra mâu thuẫn.
Trước mắt, vụ kiện này mới được khởi tố, mọi sự thật phải chờ tòa án phán quyết.
Còn ở đây, tôi muốn nói tới một sự thật khác.
Vài ngày trước, Lý Tử Thất ăn vận bình thường. làm khách mời của chương trình "Lujianfangtan" của CCTV, Trung Quốc.
Trong buổi trò chuyện, Lý Tử Thất nói về quá khứ, hiện tại và cả tương lai của mình. Theo đó, cô chia sẻ rằng có 3 việc mà cô muốn làm nhất ở hiện tại, một trong những chuyện đặc biệt nhất chính là dẫn dắt giá trị quan của giới trẻ.
"Tôi không muốn giới trẻ Trung Quốc sau này khi nói về ước mơ, đều nói rằng mình muốn là influencer (người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội). Cần phải thiết lập cho giới trẻ một giá trị quan đúng đắn. Nghiêm túc học hành, biến mình trở thành người có thể nắm bắt bất cứ cơ hội nào khi nó xảy đến."
Lý Tử Thất trong buổi phỏng vấn với CCTV
Ngay khi video "comeback" được phát sóng, rất nhiều ý kiến đã được đưa ra.
Ở khu vực bình luận, có người tán thưởng giá trị quan của Lý Tử Thất, khen ngợi cô là người vô cùng nỗ lực trong việc truyền bá văn hóa truyền thống Trung Quốc; có người ngưỡng mộ cuộc sống đầy ý thơ của cô, cảm thán rằng Lý Tử Thất đang hiện thực hóa ước mơ của mình ở kiếp sau…
Nhưng phần nhiều hơn, lại là những "âm thanh kì cục":
"Lý Tử Thất chẳng qua cũng chỉ là một diễn viên thôi, xây dựng hình tượng đẹp quá rồi, cẩn thận không lại ngã đau."
"Giả tạo, tôi đột nhiên không biết người phụ nữ này là ai, vừa ăn cắp vừa la làng hả."
"Bản thân cô chính là một influncer, cũng biết xây dựng hình tượng gớm!"
Nổi tiếng rồi ắt sinh thị phi. Là một nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội, bản thân Lý Tử Thất từ khi mới bắt đầu tới giờ đã luôn bị kìm kẹp trong vòng thị phi.
Trong suốt quãng đường sự nghiệp của mình, luôn có những người nói cô giả tạo, chỉ biết xây dựng hình tượng, móc mé cô…
Họ không chấp nhận được chuyện một cô gái nông thôn giống mình, thậm chí gia cảnh còn kém mình lại kiếm được cả một đống tiền và nổi tiếng tới như vậy.
Lỗ Tấn từng nói: "Rất nhiều người nhìn thấy người khác sống tốt hơn mình là thấy chướng mắt, không được như vậy thì ghen ghét họ."
Tin rằng xung quanh bạn chắc chắn có những kiểu như vậy: mình có cái gì đó hay không cũng chẳng sao, nhưng người khác có là không được; mình có "leo lên" được hay không không quan trọng, nhưng người khác đừng hòng "leo lên" được trước mình.
Đây chính là điển hình cho cái gọi là "Hiệu ứng con cua":
Khi trong giỏ tre chỉ có 1 con cua, bạn bắt buộc phải đậy nắp giỏ lại, đề phòng cua bò ra; nhưng khi trong giỏ có vài con cua, bạn không cần phải đóng nắp giỏ.
Bởi lẽ, khi một con cua bò lên, những con khác cũng sẽ cạnh tranh mà bò lên theo. Khi một con nào đó sắp bò lên được tới miệng giỏ, con khác sẽ dùng càng để kéo nó xuống, rồi dẫm lên nó mà trèo lên trên.
Con người lúc nào cũng cho mình là loài cao cấp nhất, những so với cua, chúng ta hơn nó ở đâu?
"Hiệu ứng con cua" nói với chúng ta rằng:
Mức độ công nhận người khác của một người cho thấy tầm nhìn của họ.
Luôn không thuận mắt với người khác, bạn là người có tầm nhìn và thái độ vô cùng hạn hẹp.
Lý Tử Thất
02
Người chín chắn, ưu tú, không dễ dàng phê phán người khác
Phùng Gia Thần là "cô lật đật" nổi tiếng khắp Trung Quốc.
Ở khu phố không ngủ ở Tây An, bằng nụ cười ngọt ngào và điệu múa cổ điển uyển chuyển của mình, "cô lật đật" ấy thu hút được rất nhiều sự chú ý từ du khách.
Phùng Gia Thần là "cô lật đật" nổi tiếng khắp Trung Quốc
Cách đây không lâu, ngọn đuốc của Đại hội Thể thao Quốc gia và Thế vận hội Paralympic lần thứ 14 đã đi qua ở Tây An, và Phùng Giai Thần là người cầm đuốc thứ 8.
Phùng Giai Thần diện trang phục thể thao với vẻ thanh xuân tươi trẻ tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, ở phần bình luận, lại có người nói cô rằng: "Tiêu chí chọn người cầm đuốc là gì? Người nổi tiếng trên Internet giờ cũng có thể làm người cầm đuốc được ư?"
Phùng Giai Thần là người cầm đuốc thứ 8 (trái)
Rất nhiều người chỉ nhìn nhận Phùng Giai Lệ như một người nổi tiếng qua các video được đăng lên mạng xã hội, họ chỉ bắt đúng từ "influncer" rồi trưng ra cái mà họ cho rằng là "đạo đức cao thượng" của mình và làm anh hùng bàn phím.
Mà không biết rằng, đằng sau cái gọi là "nổi tiếng trên mạng xã hội" ấy là biết bao những nỗ lực không ngừng nghỉ của cô.
Vì yêu thích vũ đạo, Phùng Giai Lệ âm thầm tự học tới 8 năm, ngoài luyện tập những động tác cơ bản hàng ngày, thời gian khác cô đều dành cho việc đọc lại sách cổ, học hóa trang, học thần thái, tập lại tác phẩm của những tiền bối đi trước.
Mỗi một lần biểu diễn đều khiến người xem cảm nhận được sức sống tràn trề, khí chất ngời ngời.
Vậy, là người cầm đuốc, cô ấy không xứng đáng ư?
Tương tự như vậy, ở Thiểm Tây, Trung Quốc, cũng có một "chị" lật đật.
"Chị" lật đật ở Thiểm Tây, Trung Quốc
"Chị lật đật" này đã có tuổi, dung mạo cũng bình thường, khi biểu diễn, động tác và cả cơ mặt đều cứng nhắc.
Nhưng "chị" vẫn rất nghiêm túc hoàn thành hết các động tác của mình, không chút ngượng ngùng.
Sau khi video được chia sẻ lên mạng xã hội, rất nhiều người tham gia bình luận.
"Bà già nào đây? Chỗ chúng ta hết người để làm cái này rồi hả?"
"May là không phải buổi tối không là dọa chết người khác rồi!"
Vì câu chuyện trở nên quá hot, quản lý của khu du lịch đã phải lên tiếng nói rõ.
Thì ra, người trẻ ở vùng này đều đã rời quê lên thành phố, ở vùng chỉ còn những người trung và lão niên. Vì mưu sinh, vào lúc rảnh rỗi không phải làm việc đồng áng, họ sẽ tới những khu du lịch kiếm việc làm để tăng thêm thu nhập.
Không khó để phát hiện, nơi nào có "biến", nơi đó lập tức xuất hiện rất nhiều "anh hùng bàn phím".
Không phải chỉ trích, mà là trực tiếp dìm người khác xuống. Họ vui vẻ với điều đó, tự hào với điều đó mà chẳng hề ý thức được sự tiêu cực trong hành vi của mình.
Một tác gia người Nhật Bản trong một cuốn sách của mình có nói:
"So với việc khiến mình trở nên hạnh phúc, có những người lại hi vọng người khác bất hạnh nhiều hơn. Không muốn thấy người khác sống tốt hơn mình là một loại bệnh, nguồn gốc của căn bệnh này là vì tầm nhìn quá hẹp hòi. Người có tầm nhìn càng ngắn, tâm tư càng hẹp hòi."
Trên thực tế, thế giới mà mỗi người chúng ta nhìn thấy đều là hình ảnh phản chiếu cái "tâm" của mỗi cá nhân.
Bạn thấy một thế giới lạnh lùng, vì vậy bạn lạnh lùng vô lễ với người khác; bạn thấy thế giới giả tạo, vì vậy bạn thấy mỗi một người xung quanh mình đều chỉ là đang "làm màu".
Đứng trên đỉnh núi và đứng dưới chân núi, phong cảnh nhìn thấy được luôn luôn khác nhau. Người đứng dưới chân núi sẽ không bao giờ cảm nhận được sự hùng vĩ khi đứng trên đỉnh núi.
Người luôn thích phê phán, bình luận tiêu cực về người khác là người có tầm nhìn vô cùng ngắn hạn.
03
Người có tầm nhìn lớn luôn biết tôn trọng sự khác biệt
Trong cuốn tiểu thuyết "Giết con chim nhại", có một nhân vật tên Dubose, bà luôn sống một mình.
Bà cay nghiệt, khó chịu và thường xuyên tỏ thái độ ra mặt với Atticus và các con của anh.
Lũ trẻ cũng rất ghét điều này, chúng nói với ba rằng chúng sợ và ghét bà Dubose, nhưng Atticus lại nói với các con rằng mỗi lần bà ấy mắng chửi người khác, đằng sau đều có lý do.
Thì ra, bà Dubose đã hơn 70 tuổi, vì bệnh tật quanh năm nên bà liên tục phải dùng morphin để giảm đau. Bà lão tự biết mình không sống được bao lâu nữa nên muốn rời khỏi thế giới này một cách "sạch sẽ".
Bà không muốn nợ bất kì ai điều gì dù là tình cảm, cũng không có ý định dựa dẫm vào ai, cứ như vậy, bà lựa chọn cách biệt với thế giới, không qua lại với người khác.
Vì vậy, Atticus chủ động đề nghị với bà Dubose rằng mỗi ngày sẽ để Jem tới đọc sách cho bà.
Trong cuộc sống, mỗi người chúng ta đều là "bà Dubose", đều có những "điều khó nói" của riêng mình.
Nhưng không phải mỗi người đều là "Atticus", bởi lẽ chúng ta không trải qua cuộc đời của họ, nhưng lại cứ luôn thích đứng từ lập trường của mình để bình luận về người ta.
Triết gia người Đức, Immanuel Kant nói: "Tôi tôn trọng mỗi một linh hồn độc lập, tuy có những người tôi không công nhận, nhưng tôi luôn cố gắng đi hiểu và cảm thông."
Trên thế giới không tồn tại hai chiếc giống hệt nhau. Chúng ta tuy cùng sống dưới một bầu trời, nhưng lại có những bối cảnh xuất thân và cả những hỉ nộ ái ố riêng.
Vì vậy, chúng ta không có quyền yêu cầu người khác làm theo những gì mình thích, cũng không cần thiết phải dùng một góc nhìn cố định đi nhìn nhận người khác.
Trên mạng có một câu nói như này:
"Khi bạn càng tiếp xúc với người khác, tầng lớp ngày càng cao, bạn sẽ phát hiện ra một điều.
Người càng thiếu đức càng không nhìn thấy được mặt tốt của người khác, họ thích đố kị, đạp đổ người khác; người có phẩm hạnh, có giáo dục lại càng biết tán thưởng ưu điểm của người khác, càng hiểu thế nào là học hỏi, là giúp đỡ lẫn nhau.
Những người thuộc tầng lớp càng cao càng biết quan tâm cái "giống" của nhau, người càng ở tầng lớp thấp, càng thích đi bới móc cái "không giống" của nhau."
Thế giới bao la và vô tận, vạn vật luôn luôn thay đổi, núi còn có núi cao hơn, người còn có người giỏi hơn.
Một tác gia nói: "Cuộc sống quá ngắn ngủi, không có thời gian ngồi đó tự buồn một mình, cũng chẳng có thời gian mà đi đố kị."
Đời người, quan trọng nhất không phải là cái "người khác có" và cái "mình mất đi", mà là "cái mình nắm trong tay". Đời người, phiền não là chuyện bình thường, làm gì có ai không có lúc xuống tinh thần, nhưng thay vì "đứng bên bờ rồi nghĩ làm sao để bắt được cá, chi bằng về nhà làm lưới".
Doanh nghiệp và tiếp thị