MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Made in China trở thành gánh nặng, doanh nhân Mỹ từng hào hứng kinh doanh ở Trung Quốc quyết định về nước

03-04-2023 - 14:08 PM | Tài chính quốc tế

Đặc biệt trong bối cảnh chiến tranh thương mại, nhiều người Mỹ coi Trung Quốc là quốc gia không thân thiện.

Từ Made in China...

Khi còn là một thiếu niên ở Nam California, Taylor Shupe tự tin tuyên bố rằng một ngày nào đó anh sẽ điều hành một công ty đa quốc gia. Tham vọng này thúc đẩy anh đến Trung Quốc.

Năm 15 tuổi, anh đã bắt đầu học tiếng Trung.

Trong thời gian học đại học, Shupe tìm được một nhà máy ở Trung Quốc để sản xuất sản phẩm cho dự án kinh doanh bán vỏ bọc máy tính xách tay.

Sau đó, anh đứng đầu bộ phận sản xuất tại một công ty có tên là Stance. Công ty này phụ thuộc vào các nhà máy ở Trung Quốc để sản xuất những đôi tất cao cấp có họa tiết nổi bật, có giá lên tới 25 USD/đôi.

Hiện nay, Shupe đang điều hành một công ty sản xuất tất có tên FutureStitch. Công ty này cũng sản xuất hầu hết các sản phẩm của mình tại Trung Quốc.

Tuy nhiên, chiến tranh thương mại, đại dịch Covid-19 đã khiến doanh nhân Mỹ thay đổi chiến lược: Chuyển hoạt động sản xuất trở lại một nhà máy mới ở San Diego.

Khi đại dịch bùng phát, chi phí vận chuyển giữa hai bờ Thái Bình Dương tăng lên và Shupe cảm thấy cần phải sản xuất sản phẩm ở địa điểm gần hơn.

" Hàng hóa vận chuyển từ Trung Quốc kiểu gì cũng phải băng qua Thái Bình Dương ", anh nói với The New York Times (NYT-Mỹ).

Mùa hè năm ngoái, Shupe đã mở một nhà máy mới ở Oceanside, California.

Vào một buổi chiều gần đây, chỉ có 20 người đang làm việc trong nhà máy, sử dụng máy móc để thêm các họa tiết trang trí vào những chiếc tất trắng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Made in China trở thành gánh nặng, doanh nhân Mỹ từng hào hứng kinh doanh ở Trung Quốc quyết định về nước - Ảnh 2.

Tất trắng được sản xuất ở Trung Quốc sẽ được chuyển tới Mỹ để in hình những sự kiện nổi bật của nước này. Ảnh: NYT

Tuy nhiên, Shupe có kế hoạch tăng gấp đôi lực lượng lao động trong năm nay.

" Chúng tôi đang hướng tới trạng thái siêu địa phương hóa ", anh nói. “ Những gián đoạn lớn xảy ra trong ba năm qua chắc chắn đã phơi bày những rủi ro mà chúng tôi không nghĩ là sẽ tồn tại ".

... Đến Made in America

Theo NYT, "Made in China" cũng đã trở thành gánh nặng thương hiệu.

Nhiều doanh nhân Mỹ như Shupe nhận ra rằng, những đôi tất cao cấp là một mặt trận bán lẻ đang chờ được khai thác, một mặt hàng đại chúng có thể biến thành một nền tảng để thể hiện tính cá nhân.

Anh hiểu rằng nhóm khách hàng người Mỹ mà anh muốn phục vụ ngày càng có xu hướng coi Trung Quốc là không thân thiện, đặc biệt sau lệnh cấm nhập khẩu bông Tân Cương.

" Hơn bao giờ hết, người tiêu dùng muốn biết sản phẩm được sản xuất ở đâu ", Shupe nói. " Và mọi thứ được tạo ra như thế nào".

Hiện nay, hàng tháng, công ty của Shupe vận chuyển 20 đến 30 container từ Trung Quốc đến Nam California nhưng chi phí vận chuyển đã tăng lên gấp bội. Thời gian cần thiết để đưa một sản phẩm ra thị trường đã tăng từ 3 lên 10 tuần.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại khi Shupe gắn bó với loại hàng hóa tùy chỉnh, đòi hỏi tốc độ để bắt kịp các xu hướng mới nổi. Anh đang theo đuổi kế hoạch sản xuất những đôi tất in hình những sự kiện nổi bật trong xã hội.

Bạn phải nắm bắt khoảnh khắc, khi hình ảnh đang nổi nhất ”, anh nói. “ Đến cuối tháng, doanh thu thậm chí không bằng một phần mười số tiền ban đầu ”.

Đây là động lực để anh thành lập nhà máy mới ở Oceanside.

Vào một buổi sáng gần đây, Shupe đã triệu tập nhóm thiết kế để thử nghiệm mặt hàng mới: Giày tái chế.

Đế giày sẽ được làm một loại vật liệu được sản xuất tại Mỹ từ vật liệu tái chế. Sản phẩm có thể được sản xuất chỉ trong năm bước, so với 80 hoặc 90 bước sản xuất liên quan đến một số loại giày dép.

" Tất cả các nguyên tố này đều phù hợp với Made in America ", Shupe nói. " Tạo ra một thiết kế thú vị ở Mỹ là câu chuyện chúng tôi cần kể ".

Theo An An

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên