Mạng lưới quan hệ là tài sản quý báu của người ưu tú: Chỉ những ai nắm rõ 4 quy tắc vàng trong xã giao này mới có thể thành đạt, điều cuối cùng khiến ai cũng bất ngờ
Trên đoạn đường trưởng thành, kết nối với mọi người là một điều bắt buộc không thể thiếu. Nhưng không phải cứ quan hệ rộng, nhiều bạn bè là tốt. Không hiểu rõ nguyên tắc, có nhiều “bạn bè” thì cũng chỉ là những mối quan hệ xã giao vô ích.
- 17-06-2019Quy tắc 50/50 giúp bạn ghi nhớ mọi thông tin dù chỉ lướt qua: Cách tốt nhất để ghi nhớ, sẵn sàng "nảy số" với kiến thức trong đầu
- 11-06-2019Càng là những người có bản lĩnh, khi giao tiếp càng biết dùng bí quyết này để lung lạc lòng người
- 03-06-2019Khôn ngoan đối đáp người ngoài, với 10 người thân thiết này thì tuyệt đối phải tránh cách giao tiếp sau: Làm theo nhất định có lợi
Giao lưu giúp bạn có thêm nhiều mối quan hệ, có nhiều cơ hội hơn thành công. Cùng mọi người tương tác còn khiến bạn không cảm thấy cô độc, giúp cho những người chung hứng thú, sở thích có thể cùng nhau hưởng thụ niềm vui. Đặc biệt, bạn có thể học nhiều điều hơn từ những người ưu tú, tài giỏi....từ đó giúp bạn luôn duy trì thái độ tiến bộ.
Hợp tác với nhiều người khác bao giờ cũng đem lại nhiều lợi ích hơn khi bạn hành động một mình. Tuy nhiên, trong xã giao, không phải quen biết càng nhiều càng tốt. Điều đặc biệt quan trọng là chất lượng chứ không phải số lượng.
Tiền đề của một cuộc xã giao chất lượng, giúp một người càng ngày càng tốt hơn phụ thuộc cả trong bốn quy tắc vàng dưới đây, bất ngờ nhất là điều thứ tư, xin đặc biệt chú ý.
1. Không nên quá gần gũi với người khác. Trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng nên giữ một khoảng cách nhất định
Đừng tiến tới quá gần nên duy trì một cảm giác khoảng cách, chính là cách qua lại an toàn giữa đôi bên. Đừng sử dụng khoảng cách xa gần làm thước đo mối quan hệ giữa hai bên, bởi vì cái tự xưng là quan hệ anh em không thể sánh bằng một cái đưa tay trợ giúp khi một bên khi gặp khó khăn.
Không nên quá gần gũi với người khác, thực ra, đó cũng là để cho bạn biết một đạo lý "quân tử chi giao nhạt như nước". Thay vì đem tất cả các mối quan hệ đi khắp nơi khoe khoang phóng đại, một mối quan hệ chân chính thực sự là tán thưởng lẫn nhau; chứ không phải là một bên bám vào bên kia để hưởng lợi.
Giữ một cảm giác nhất định về khoảng cách sẽ khiến bạn từ xa có thể thấy nhìn rõ được bản mặt của một người và xem anh ta có thực sự trông giống như những gì người khác đã nói hay không. Chỉ khi nhìn rõ từng động tác hành vi của một người, ta mới có thể nhìn thấu trái tim của anh ta, từ đó khiến bản thân nhận ra họ có đáng giá để qua lại hay không.
2. Đừng sử dụng các giá trị và nguyên tắc của riêng bạn để yêu cầu người khác nghe theo mình
Trong thế giới này, mỗi người đều có một cá tính riêng, trong xã giao cần phải biết tôn trọng những điểm khác nhau của hai bên, cùng với sự khác biệt về tính cách, cần bao dung cách biểu hiện cá tính của đối phương.
Trong cuộc sống, nhiều người luôn nói rằng những điều họ nói luôn là đúng đắn, chỉ cần nghe theo họ sẽ không bao giờ sai. Thực ra đây là điều không thể nào.
Lý do tại sao chúng ta không nên sử dụng các giá trị và nguyên tắc của riêng mình để yêu cầu người khác là vì mỗi người luôn gặp phải những vấn đề không giống nhau. Kinh nghiệm của bản thân bạn chưa chắc là giải pháp thực sự cho người khác.
Ngoài ra, mỗi người đều là một cá thể độc lập nên các giá trị và nguyên tắc xử sự của mọi người không thể giống nhau. Yêu cầu người khác tuân theo ý của mình, ngoài việc thể hiện thiếu sự tôn trọng, còn ảnh hưởng đến mối quan hệ của đôi bên.
Một người sẽ ngày càng tốt hơn, khi có suy nghĩ trưởng thành, và biểu hiện của sự trưởng thành chính là nhìn thấu bản chất đằng sau các cuộc xã giao, đó chính là “tôi luôn tôn trọng những điểm không giống nhau của chúng ta.”
3. Trong xã giao, mỗi người đều có một nguyên tắc riêng. Đừng bao giờ bắt buộc mọi người phải giống như bạn
Trên thế giới này không bao giờ có hai chiếc lá giống nhau. Tương tự như vậy, trong xã giao, bạn không thể nào làm cho tất cả mọi người đều giống mình, mà là theo nguyên tắc "tìm kiếm điểm chung trong khi bảo lưu sự khác biệt". Hợp thì đến, không hợp thì phân; không có gì phải nuối tiếc.
Đã là xã giao thì nhất định có người không cùng quan điểm, cách nhìn với chúng ta thậm chí còn có người đi ngược lại. Bằng cách nắm chặt nguyên tắc bạn mới hiểu những người như thế nào đối với bạn là mới quan trọng nhất, và những người như thế nào có thể bỏ qua.
4. Giao lưu có thể giúp mọi người đưa ra sáng kiến, nhưng hãy cố gắng đừng để đối phương thao túng bạn
Trong xã giao, rất nhiều người cho rằng, giúp người khác đưa ra sáng kiến, để cho đối phương nghe theo quan điểm của riêng họ là một cuộc xã giao chất lượng.
Trên thực tế, cách xã giao chất lượng thực sự có thể đưa ra lời khuyên cho người khác, nhưng cuối cùng, hãy để đối phương quyết định theo tình hình thực tế của họ. Đây được gọi là trách nhiệm.
Hoàn cảnh của mỗi người là khác nhau. Đưa ra lời khuyên cho người khác nhằm mục đích tham khảo, chứ không phải để người khác làm theo ý kiến của bạn, hoặc thậm chí là nói gì nghe đấy. Không thay người ra khác quyết định, sẽ không quấy nhiễu vào việc lựa chọn cuộc sống của họ. Đó mới là nguyên tắc xử sự của một người ưu tú.
Khi một người có suy nghĩ trưởng thành, bản thân họ sẽ có những điểm thu hút hơn so người bình thường, càng khiến cho những người tài giỏi tán thưởng bản thân họ hơn. Sự tương tác như vậy sẽ khiến cho mối quan hệ hai bên được thiết lập.
Để bản thân trở nên tốt hơn, trước hết hãy khiến mình trở thành một người có sức hút riêng, có giá trị và phẩm vị, như vậy tất cả sẽ khiến mọi người chú ý và để bạn vào trong tầm mắt của họ, và cũng làm cho mối quan hệ của đôi bên thân càng thêm thân, lâu dài và an toàn hơn. Tiền đề thể hiện trạng thái này cần có chọn lựa, có buông bỏ, cũng có tôn trọng, chứ không phải sử dụng sự kết giao rộng rãi làm thước đo mối quan hệ của hai bên.