Masan Group: Lãi ròng quý 1 tăng 6% lên 865 tỷ đồng; doanh thu sụt giảm nhẹ do mảng khoáng sản
Phía Masan cho biết, quý đầu năm sự tăng trưởng của Masan Consumer đã bù đắp cho kết quả hoạt động của Tập đoàn, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả heo Châu Phi ("ASF") cùng với với sự sụt giảm của giá Vonfram. Hai tác động này được đánh giá có ảnh hưởng trong ngắn hạn.
Kết thúc quý 1/2019, Tập đoàn Masan đạt 8.200 tỷ đồng doanh thu, giảm 1% so với cùng kỳ năm 2018. Trong đó, mảng tiêu dùng Masan Consumer đóng góp 3.800 tỷ doanh thu (tăng 5% so với cùng kỳ), trong khi nguồn thu từ chuỗi giá trị thịt Masan Nutri-Science đi ngang ở mức 3.200 tỷ đồng; ngược lại lĩnh vực khoáng sản với Masan Resources giảm đến 20% doanh số về mức 1.200 tỷ đồng.
Phía Masan cho biết, quý đầu năm sự tăng trưởng của Masan Consumer đã bù đắp cho kết quả hoạt động của Tập đoàn, do ảnh hưởng của bệnh dịch tả heo Châu Phi ("ASF") cùng với với sự sụt giảm của giá Vonfram. Hai tác động này được đánh giá có ảnh hưởng trong ngắn hạn.
Trong kỳ, Tập đoàn tiếp tục thắt chặt hiệu quả đầu tư SG&A, đóng góp chính từ nỗ lực của Masan Consumer. Cùng với đó, chi phí tài chính cũng giảm 238 tỷ so với cùng kỳ năm 2018 nhờ giảm đòn bẩy tài chính. Kết quả, lợi nhuận thuần phân bổ cho cổ đông đạt 900 tỷ đồng, tăng 6% so với quý 1/2018.
Được biết, tổng nợ trong quý 1/2019 tăng nhẹ so với cuối năm 2018 để tài trợ nhu cầu vốn cho 1.000 tỷ đồng CAPEX và vốn lưu động. Trong 1.000 tỷ đồng cho CAPEX bao gồm 377 tỷ để xây dựng chuỗi cung ứng thịt, 315 tỷ bảo trì và mở rộng MSR và 352 tỷ cho hoạt động Masan Consumer.
Chi tiết báo cáo từng mảng, có:
(1) Masan Consumer: Tăng trưởng 5% doanh thu đến từ: (i) Chiến lược cao cấp hóa ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi tiếp tục có kết quả; (ii) Mở rộng phân phối và củng cố sức mạnh thương hiệu mang đến 28% tăng trưởng trong ngành hàng đồ uống; và (iii) ngành thịt chế biến bắt đầu tạo đà tăng trưởng.
Trong đó, nhóm gia vị và thực phẩm tiện lợi có sản phẩm nước mắm cao cấp ghi nhận tăng trưởng 8,8% trong quý 1/2019; mỳ ăn liền cao cấp tăng trưởng 15,2% và chiếm gần 50% doanh thu toàn hàng.
Ngành hàng đồ uống tăng trưởng 30%, trong đó nước tăng lực tăng trưởng bền vững ở hai chữ số.
Về thịt, phát kiến đầu tiên hợp tác với Jinju Ham, Ponnie, đang tạo đà tăng trưởng. Song song, giải pháp bữa ăn hoàn chỉnh trong tương lai sẽ trở thành động lực tăng trưởng kết hợp với các sản phẩm thịt chế biến độc đáo.
Chiến lược cao cấp hóa ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi tiếp tục có kết quả.
Chiến lược cao cấp hóa ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi tiếp tục có kết quả.
Nhìn chung, Tập đoàn kỳ vọng Masan sẽ tiếp tục tăng trưởng 2 chữ số trong 3 quý tiếp theo khi các phát kiến mới được triển khai.
(2) Masan Nutri-Science: Thịt mát MEATDeli tăng trưởng nhanh với doanh thu hàng tuần ở các kênh phân phối tăng hơn 2 lần trong giai đoạn ASF bùng nổ. MEATDeli sẽ trở thành trụ cột tăng trưởng trong tương lai gần.
Hệ thống phân phối và số cửa hàng đạt được trong quý 1/2019.
Ngược lại, tăng trưởng thức ăn chăn nuôi heo chững lại do tác động của ASF được bù đắp bởi sự tăng trưởng mạnh mẽ của thức ăn chăn nuôi gia cầm và thủy sản trong quý 1/2019.
Trong quý 2/2019, Masan Nutri-Science dự kiến ra mắt "thức ăn chăn nuôi heo bán cho trang trại", kỳ vọng tạo tăng trưởng mạnh mẽ sau khủng hoảng.
Song song, Tập đoàn cũng lên kế hoạch tái tung Bio-zeem đỏ khi dịch bênh ASF được kiểm soát và người chăn nuôi quay trở lại mô hình năng suất. Hiện tại, hai tỉnh ở miền Bắc có dịch tả ASF đã và đang được kiểm soát.
(3) Masan Resources: Doanh thu giảm 20% do giá Vonfram giảm, cùng với việc giữ lại hàng tồn kho Vonfram và đồng trong bối cảnh thị trường đang có xu hướng giảm mua trong môi trường giá giảm.
Trí Thức Trẻ