Mặt hàng giá rẻ của Trung Quốc sắp tràn ngập thế giới: Cách sở hữu đồ 'made in China' dễ tới mức không thể từ chối
CBS News cho biết, người Mỹ có thể sớm có cơ hội lái một chiếc xe "Made in China".
- 24-04-2023Lừa đảo tinh vi qua tin nhắn khiến cô gái mất hàng trăm triệu trong tài khoản ngân hàng
- 22-03-2023Nhà băng lớn nhất thế giới bị lừa một vố 'đau điếng': Bỏ hơn 30 tỷ VND để mua mặt hàng quý nhưng mở ra toàn túi đá
- 20-02-2023Xuất hiện “Anna Bắc Giang” phiên bản nam: Sắm vai người thừa kế sáng giá ở tập đoàn hàng đầu thế giới, ‘thao túng tâm lý’ cả người tình sập bẫy rồi mất hàng tỷ đô
Thách thức mới nhất đối với ngành công nghiệp sản xuất ô tô của Mỹ đến từ Trung Quốc.
Xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng hơn 50% chỉ trong hai năm qua, đưa nước này lên vị trí hàng đầu trong số các nhà xuất khẩu ô tô toàn cầu cùng với các cường quốc lâu năm là Nhật Bản, Đức và Mỹ.
Xe điện của Trung Quốc nhắm tới Mỹ
Vào cuối tháng 4, trung tâm công nghiệp Thượng Hải của Trung Quốc đã tổ chức cuộc triển lãm ô tô đầu tiên kể từ khi các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của nước này kết thúc. Buổi triển lãm đã mang lại một cái nhìn mới về tương lai của ngành xe điện.
Buổi triển lãm hội tụ từ những công ty khởi nghiệp của Trung Quốc cho đến những người chơi lâu năm như BYD - vốn đã là một trong số những nhà sản xuất xe điện lớn nhất thế giới. Triển lãm cũng có mặt các thương hiệu lâu đời của Mỹ. Hầu hết tất cả các xe trong triển lãm đều là xe điện hoặc xe hybrid.
Xuất khẩu ô tô của Trung Quốc đã tăng hơn gấp 3 lần trong nửa thập kỷ qua. Cho đến nay, họ chủ yếu xuất khẩu xe điện tới các nước đang phát triển, tuy nhiên điều này đang được thay đổi.
Geely - gã khổng lồ ô tô của Trung Quốc sở hữu thương hiệu Volvo, đã nhắm thẳng vào thị trường Mỹ với một cách tiếp cận và một thương hiệu hoàn toàn mới.
Cách sở hữu một sản phẩm made-in-China hấp dẫn không thể từ chối
Alain Visser, Giám đốc điều hành của Lynk, công ty con mới của Geely, nói với CBS News rằng kế hoạch không chỉ thay đổi phương tiện mà người Mỹ lái mà còn cả cách họ sử dụng chúng.
Ông Alain Visser cho biết, Lynk đang hy vọng trở thành "Netflix của ngành công nghiệp xe hơi".
Với một khoản phí cố định (khoảng 600 USD/tháng), người lái xe có thể thuê một chiếc xe Lynk. Phí đăng ký đó đã bao gồm phí bảo trì và bảo hiểm, đồng thời người dùng rút khỏi hợp đồng bất kỳ lúc nào họ muốn.
Ứng dụng Lynk cũng cho phép người lái xe chia sẻ việc sử dụng phương tiện của họ khi họ không sử dụng và nhận tiền hoàn lại khi làm như vậy.
Ông Visser cho biết: "Chúng tôi hiện có một số khách hàng ở châu Âu, những người nhận được nhiều tiền hơn từ việc chia sẻ phương tiện so với phí phải trả hàng tháng". Thương hiệu này được cho là có kế hoạch cung cấp xe điện đầu tiên cho thị trường Mỹ trong năm tới.
Đó là một sáng kiến táo bạo, đặc biệt là vào thời điểm hiện tại, trong bối cảnh quan hệ Mỹ-Trung Quốc đang căng thẳng.
Ông Visser thừa nhận thách thức, nhưng ông cũng cho biết rằng, ông tin tưởng người tiêu dùng sẽ ủng hộ ý tưởng của Lynk, dù dòng xe này là của Trung Quốc hay là không. Ông tiếp đó đã chia sẻ về mối quan tâm của mình về chính trị và hành động của các chính phủ ở các phía đối lập trên thế giới có thể tạo ra những rào cản mới đối với thương mại như thế nào.
Mỹ là một trong những thị trường ô tô khó tính nhất thế giới. Tuy nhiên, CBS News chỉ ra, có 2 điều chắc chắn: Xe điện sẽ là xu thế và các hãng xe Trung Quốc đang tiến lên nhanh chóng như thế nào.
Xe điện giá rẻ Trung Quốc "ngập tràn" thế giới
Nhà sản xuất xe điện lớn nhất Trung Quốc đã tiết lộ, chiếc Seagull trong triển lãm ô tô tại Thượng Hải, Trung Quốc tuần qua đã gây sốc cho các nhà phân tích và các đối thủ cạnh tranh. Với thông số kĩ thuật, pin đi được hơn 300km nhưng giá khởi điểm chỉ hơn 11.000 USD (hơn 250 triệu đồng) chỉ khoảng 1 phần 4 giá của hầu hết các xe điện hiện có trên thị trường châu Âu.
Điều này đã minh chứng rõ nét cho áp lực giảm giá vô cùng mạnh mẽ tới từ các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Reuters cho biết, các nhà sản xuất này đang dẫn đầu thế giới về sản xuất xe điện, cạnh tranh với các hãng khác kể cá giá và công nghệ.
Nhiều chiếc xe điện Trung Quốc sẽ hướng tới châu Âu, Đông Nam Á và các thị trường nước ngoài khác, đe dọa các nhà sản xuất ô tô lâu đời, Reuters trích dẫn ý kiến của các nhà sản xuất ô tô, các giám đốc điều hành và các nhà phân tích cho biết.
Patrick Koller, giám đốc điều hành của nhà cung cấp ô tô Pháp Faurecia cho biết, thị trường EV cấp thấp ở châu Âu là một con đường rộng mở cho các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc.
Do lợi thế cạnh tranh tuyệt vời của họ, ông Koller dự đoán, các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc có thể bán được hơn một triệu ô tô mỗi năm ở châu Âu, tương đương 8% thị trường xe điện vào năm ngoái.
Thể thao & văn hóa