MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mặt trái của dịch vụ giao đồ ăn nhanh ở Hàn Quốc: Văn hóa "sống vội", thực khách kén ăn khiến nhiều shipper trả giá bằng cả mạng sống nhằm mang lại trải nghiệm ẩm thực tốt nhất!

24-11-2019 - 09:06 AM | Sống

Tính đến thời điểm hiện tại, có ít nhất 86 thanh thiếu niên shipper thiệt mạng và hàng trăm người bị thương khi giao thực phẩm nhanh ở Hàn Quốc trong một thập kỷ qua.

Khi xã hội hiện đại ngày càng phát triển, thì nhu cầu của con người cũng ngày càng tăng lên. Một trong những dịch vụ rất được ưa chuộng hiện nay tại Hàn Quốc chính là dịch vụ giao hàng thực phẩm.

Hiện tại, Hàn Quốc đã trở thành thị trường giao hàng thực phẩm lớn thứ 4 thế giới, với tổng giá trị lên đến 20 nghìn tỷ won (gần 4 nghìn tỷ đồng), khi mọi người bắt đầu chuyển sang đặt hàng và trả tiền cho tất cả những thực phẩm trên nền tảng hệ thống nào đó.

Mặt trái của dịch vụ giao đồ ăn nhanh ở Hàn Quốc: Văn hóa sống vội, thực khách kén ăn khiến nhiều shipper trả giá bằng cả mạng sống nhằm mang lại trải nghiệm ẩm thực tốt nhất! - Ảnh 1.

Tại Hàn Quốc, các ứng dụng giao hàng mọc lên như nấm cùng với sự gia tăng của các hộ gia đình độc thân, đang thúc đẩy sự phát triển của những dịch vụ gọi thức ăn nhanh, khiến những người Hàn Quốc ngày càng ưa chuộng việc gọi thức ăn về nhà mà không phải bước chân ra ngoài đường.

Ứng dụng giao hàng thu được lợi nhuận khủng từ nhu cầu gọi thức ăn của người Hàn

Một trong những ứng dụng giao hàng lớn nhất của xứ Kim Chi chính là Baedal Minjok. Theo báo cáo cho biết, đơn đặt hàng của Baedal Minjok tăng gấp đôi so với năm ngoái. Cụ thể, trong tháng 8 vừa qua, ứng dụng đã thực hiện 36 triệu đơn giao hàng, trung bình khoảng 1,2 triệu đơn mỗi ngày. Tuy nhiên, để có được con số khổng lồ này, nhiều thanh thiếu niên đã phải trả giá bằng cả mạng sống.

Vào năm ngoái, cái chết của một shipper tuổi teen đã trở thành hồi chuông cảnh tỉnh đối với mọi người khi nhiều tài xế gặp phải áp lực giao hàng nhanh nhất có thể. Đa số, những shipper đều liều lĩnh bỏ qua các quy tắc giao thông dù họ không có bảo hiểm tai nạn, để giao được thức ăn vẫn còn ấm nóng đến tay khách hàng, họ đã bất chấp mọi thứ.

Mặt trái của dịch vụ giao đồ ăn nhanh ở Hàn Quốc: Văn hóa sống vội, thực khách kén ăn khiến nhiều shipper trả giá bằng cả mạng sống nhằm mang lại trải nghiệm ẩm thực tốt nhất! - Ảnh 2.

Ứng dụng Baedal Minjok đứng đầu thị trường giao hàng nhanh ở Hàn Quốc.

Một trong số những món ăn phổ biến nhất trên ứng dụng Baedal Minjok chình là món gà rán. Ngoài ra còn có Pizza, những món ăn Trung Quốc, thịt lợn hấp cũng là những thực phẩm được khách hàng ưa chuộng và thường gọi vào buổi trưa hoặc bữa ăn khuya. Thậm chí, có những khách hàng còn đặt một bữa cơm tối đầy đủ bao gồm súp, thịt, cơm và banchan (món phụ).

Theo TrendMonitor, trước đây hầu hết các đơn đặt hàng thực phẩm được đặt qua cuộc gọi điện thoại nhưng sau này khi các ứng dụng giao hàng dần trở nên phổ biến thì tỷ lệ đặt hàng tăng từ 24,9% trong năm 2017 lên đến 34,7% vào năm 2018.

Năm 2011, ứng dụng Baedal Minjok ra mắt thị trường và có liên kết hơn 80.000 nhà hàng. Đến năm 2018, ứng dụng này đã thu được 277,3 triệu USD lợi nhuận ròng cho công ty mẹ là Woowaa Brothers. Với lợi nhuận khủng này, nhiều người không khỏi kinh ngạc với nhu cầu đặt thức ăn nhanh của người Hàn Quốc.

Mặt trái của dịch vụ giao đồ ăn nhanh ở Hàn Quốc: Văn hóa sống vội, thực khách kén ăn khiến nhiều shipper trả giá bằng cả mạng sống nhằm mang lại trải nghiệm ẩm thực tốt nhất! - Ảnh 3.

Yogiyo là ứng dụng giao hàng lớn thứ 2 trong cả nước, cùng sự liên kết với khoảng 60.000 nhà hàng. Công ty này bắt đầu ra mắt thị trường vào năm 2012, đang nhắm đến việc mở rộng liên kết với 100.000 nhà hàng vào cuối năm 2019.

Nhìn mặt bằng chung có thể thấy được, Baedal Minjok và Yogiyo đã giành thị phần lớn trên thị trường này và dễ dàng đẩy đối thủ quốc tế UberEats ra khỏi nước vào tháng 10 vừa qua chỉ sau hai năm “du nhập”.

Một khi các công ty lớn mở rộng quy mô kinh doanh, họ bắt đầu chú ý nhiều hơn đến tài xế giao hàng. Những tài xế được trang bị xe máy mới mang nhiều màu sắc và logo đặc trưng của công ty, trên hết là những tài xế này được yêu cầu đội mũ bảo hiểm trên đường. Tuy nhiên, khi nhiều nhà hàng không hợp tác với các công ty này, họ vẫn sử dụng xe máy cũ, vẫn giao hàng nhưng không có quy định nghiêm ngặt về an toàn giao thông. Ngoài ra, cùng với sự liều lĩnh của những người lái xe trẻ tuổi, việc coi thường mạng sống, bất chấp giao hàng cũng đang bị lên án.

Mặt trái của dịch vụ giao đồ ăn nhanh ở Hàn Quốc: Văn hóa sống vội, thực khách kén ăn khiến nhiều shipper trả giá bằng cả mạng sống nhằm mang lại trải nghiệm ẩm thực tốt nhất! - Ảnh 4.

Anh Choi Tae Il, 30 tuổi, là người giao hàng ở Paju cho biết: “Đối với tôi, những người như họ không khác gì kẻ lưu manh. Khi tôi thấy ai đó chạy quá tốc độ trên một chiếc xe máy hoặc gây ra tiếng động lớn thì chắc chắn đó là những thanh thiếu niên trẻ tuổi”. Không chỉ anh Choi, mà những người đi bộ hay cảnh sát, những nhà lập pháp bắt đầu lên án gay gắt, và buộc các chủ nhà hàng phải đảm bảo tài xế của họ có bảo hiểm đường bộ nhưng vẫn chưa được giải quyết triệt để.

Áp lực kiếm tiền và phải trả giá bằng cả tính mạng

Năm 2019, Kim Eun Bum qua đời khi anh đang trên đường giao thức ăn nhanh như thường lệ bằng xe máy ở đảo Jeju. Ông chủ của Kim vẫn muốn chàng trai 17 tuổi đi giao hàng mặc dù chưa có bằng lái xe. Sau khi tai nạn xảy ra, nhà hàng này đã bị phạt 300 nghìn won (gần 6 triệu đồng) vì sử dụng người lao động vị thành niên, không đủ điều kiện để chạy xe máy giao thức ăn, nhưng lại không bị buộc tội vì gián tiếp gây ra cái chết cho Kim.

Theo Cơ quan phúc lợi và Bội thường lao động của Hàn Quốc, tính đến thời điểm hiện tại đã có 86 thanh thiếu niên thiệt mạng và 4500 người bị thương trong quá trình giao hàng kể từ năm 2010.

Mặt trái của dịch vụ giao đồ ăn nhanh ở Hàn Quốc: Văn hóa sống vội, thực khách kén ăn khiến nhiều shipper trả giá bằng cả mạng sống nhằm mang lại trải nghiệm ẩm thực tốt nhất! - Ảnh 5.

“Tôi đã nói dối với ông chủ rằng mình có bằng lái rồi khi làm công việc giao hàng từ năm 17 tuổi”, anh Shin Sung Sub, 27 tuổi hiện đang là công nhân xây dựng ở Seoul nhớ lại khoảng thời gian đó. Anh cho biết mình từng làm việc cho nhiều nhà hàng địa phương và mỗi tối sau khi tan học, và thù lao được trả là 250 nghìn won (gần 5 triệu đồng). “Giao thức ăn nhanh lại được trả lương cao, đây là công việc lý tưởng so với những công việc bán thời gian khác vào thời điểm đó”, anh Shin chia sẻ.

Tuy nhiên, cái gì cũng có cái giá của nó. Trong thời gian làm shipper, anh Shin đã từng 2 đến 3 lần suýt bỏ mạng trên đường và bị tai nạn vài lần. May mắn thay, những lần như vậy đều tai qua nạn khỏi. “Đôi lúc có hơn 10 đơn đặt hàng cần phải giao, tôi sẽ cố gắng giao 3 đến 4 đơn cùng một lúc. Điều đó khiến tôi bỏ qua các tín hiệu giao thông, tăng tốc nhanh chóng trong các ngõ hẹp, bất chấp vượt qua các xe khác để giao hàng kịp lúc. Mặc dù các nhà hàng khác đều được trang bị xe máy mới và thực hiện kiểm tra định kỳ. Tuy nhiên, nhà hàng mà tôi làm việc thì chỉ có một chiếc xe máy cũ, bị hỏng phanh sau. Mỗi lần tôi đi giao hàng, ông chủ chỉ bảo rằng nên cẩn thận.”, anh Shin trải lòng.

Mặt trái của dịch vụ giao đồ ăn nhanh ở Hàn Quốc: Văn hóa sống vội, thực khách kén ăn khiến nhiều shipper trả giá bằng cả mạng sống nhằm mang lại trải nghiệm ẩm thực tốt nhất! - Ảnh 6.

Việc giao hàng nhanh để tránh đồ ăn bị nguội đã trở thành áp lực của shipper.

Trong khi ngành dịch vụ này ngày càng cạnh tranh thì các shipper cũng vô cùng áp lực trước những đơn hàng. Các tài xế thường được trả khoảng 3500 won (hơn 70 nghìn đồng) cho mỗi lần giao hàng và họ bị ép phải làm việc nhanh nhất có thể. Thậm chí, có nhiều người thực hiện tới 11 đơn hàng trong một giờ đồng hồ.

Việc người Hàn sống vội và khó khăn trong việc ăn uống đã tạo ra áp lực vô hình đối với những người giao hàng. Những lúc đồ ăn đến mà bị nguội, khách hàng cũng sẽ phàn nàn với nhà hàng và người shipper cũng gặp nhiều khó khăn.

(Nguồn: SCMP)

Theo Jia You

Helino

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên