McKinsey cảnh báo nền kinh tế châu Á có thể thiệt hại 4,7 nghìn tỷ USD vào năm 2050 do biến đổi khí hậu
Báo cáo gần đây của Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho biết biến đổi khí hậu có thể gây ra tổn thất về số lượng lao động ngoài trời. Đồng thời, 2/3 tổng lao động toàn cầu sẽ phải đối mặt với những rủi ro liên quan.
- 13-08-2020Nikkei: Người dân Việt Nam tin các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt là một bước đi đúng hướng quan trọng của Chính phủ
- 13-08-2020New York Times: Việt Nam có thể là quốc gia đang phát triển phục hồi sớm nhất, nhưng đây mới là cường quốc "vững như bàn thạch" giữa Covid-19
- 13-08-2020Giảm thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay còn 2.100 đồng/lít
- 13-08-2020Bộ Công Thương nói gì về điện một giá cao gần 3.000 đồng/kWh?
Theo các nhà nghiên cứu của McKinsey & Co., khu vực châu Á - Thái Bình Dương sẽ liên tục phải trải qua các đợt nắng nóng, hạn hán, lũ lụt và bão. Khu vực này cũng đang phải đối mặt với các tác động tiềm ẩn nghiêm trọng từ biến đổi khí hậu hơn so với nhiều nơi trên thế giới.
Viện nghiên cứu toàn cầu McKinsey cho biết châu Á đang chịu rủi ro đặc biệt do tỷ lệ người nghèo, người có xu hướng phụ thuộc nhiều vào công việc ngoài trời, sống ở những khu vực dễ bị tổn thương nhất do nhiệt độ và độ ẩm tăng cao. Đến năm 2050, việc mất đi lượng lao động này có thể khiến khu vực châu Á thiệt hại tới 4,7 nghìn tỷ USD mỗi năm trong GDP. Điều này đồng nghĩa với khoảng 2/3 tổng lao động toàn cầu đang gặp rủi ro.
Báo cáo cũng chỉ ra những rủi ro kinh tế của việc trì hoãn các khoản đầu tư nhằm giảm thiểu hoặc thích ứng với biến đổi khí hậu. Theo McKinsey, khả năng bị thiệt hại trên diện rộng sẽ có tác động tương tự như những gì khu vực châu Á phải trải qua trong giai đoạn đại dịch Covid-19 hiện nay.
Chủ tịch McKinsey châu Á, ông Oliver Tonby cho biết: "Các quốc gia, thành phố và người dân có thể thực hiện các hành động kiên quyết và nếu thực hiện và duy trì trong lâu dài, chúng ta sẽ đạt được những kết quả tích cực".
Các dự báo về kịch bản thế giới cho biết nếu không cắt giảm được lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, châu Á sẽ nóng lên 2°C. Theo đó, vào năm 2050, khoảng 500 triệu đến 700 triệu người dân sống ở những khu vực như Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan có thể phải chịu những đợt nắng nóng vượt quá ngưỡng chịu đựng được.
Cũng theo báo cáo, việc mất lượng lao động ngoài trời có thể làm giảm từ 7% đến 13% GDP tại ba quốc gia: Ấn Độ, Bangladesh và Pakistan. Điều này sẽ dẫn đến thiệt hại trung bình từ 2,8 nghìn tỷ đến 4,7 nghìn tỷ USD trên toàn khu vực châu Á mỗi năm.
Theo McKinsey, vào năm 2050, số lượng các trận mưa lớn có thể tăng gấp 3 hoặc 4 lần ở các vùng tại Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia. Gia tăng lũ lụt ven sông có thể gây thiệt hại 1,2 nghìn tỷ USD ở châu Á, tác động khoảng 75% giá trị trên toàn cầu.
Ngược lại, vào năm 2050 khi trái đất nóng lên, các khu vực phía tây nam Australia có thể trải qua hơn 80% thời gian trong một thập kỷ đối mặt với hạn hán. Đối với các khu vực của Trung Quốc, con số này giao động từ 40% đến 60%.
Biến đổi khí hậu cũng sẽ làm tăng khả năng xảy ra các cơn bão dữ dội từ Philippines và Việt Nam sang khu vực Đông Á. Điều này sẽ làm tăng sự phân phối không đồng đều, khi các khu vực phía bắc Ấn Độ và Trung Quốc có thêm nguồn cung cấp nước trong khi các hồ chứa ở Úc phải đối mặt với tình trạng cạn kiệt.
Chủ tịch Oliver Tonby khẳng định, để đối mặt với rủi ro trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần đánh giá mức độ rủi ro và cân nhắc khi lập kế hoạch. Ông cũng kết luận rằng các doanh nghiệp khu vực châu Á đang nắm bắt rất nhiều cơ hội về việc phát triển hạ tầng cơ sở, do tốc độ đô thị hóa khu vực này đang tăng tốc đáng kể.
Nhịp sống kinh tế