Mẹ 83 tuổi bị liệt, 4 tháng sau tôi phải đưa bà vào viện dưỡng lão, người khác mắng bất hiếu cũng chịu
Sau một thời gian chăm sóc mẹ, người phụ nữ U60 dần bị kiệt sức vì không thể đáp ứng được hết những yêu cầu của bà.
- 25-02-2024Tôi 73 tuổi, đến ở nhà con trai, con dâu ‘mặt nặng mày nhẹ’, vứt bỏ cốc nước sau khi tôi uống nhầm: Tôi bỏ về quê, quyết định sau này vào viện dưỡng lão!
- 23-02-2024Cháu hỏi bà nội 87 tuổi "khi nào thì trở lại viện dưỡng lão", con dâu nói một câu khiến bà rưng rưng
- 22-02-2024Cụ ông 70 tuổi khóc trong viện dưỡng lão: Từ đầu nghe lời đưa lương hưu cho con thì đã không khổ thế này
Khi còn bé, ai mà không mong muốn cha mẹ sống lâu khỏe mạnh và ở bên mình đến hết cuộc đời? Tuy nhiên, khi đã trưởng thành, một số người nhận ra việc chung sống với người cao tuổi chẳng hề dễ dàng.
Câu chuyện của bà Tô (59 tuổi) tại Phúc Kiến, Trung Quốc là một ví dụ điển hình. Dưới đây là phần chia sẻ của bà được đăng tải trên trang Sohu.
Từ ngày về hưu, tôi về sống cùng mẹ để tiện chăm sóc bà toàn thời gian. Đến nay, mẹ tôi đã 83 tuổi.
Một ngày nọ, mẹ tôi bị nhồi máu não cấp tính. Dù đã được cấp cứu và chữa trị nhưng bà đã mất khả năng cử động. Hiện tại, bà chỉ có thể nói được.
Gia đình chỉ có hai chị em. Em gái tôi lập gia đình và làm ăn xa quê hương đã lâu. Hiện, tôi còn có cháu nội. Mọi việc trong nhà đều đổ dồn lên vai tôi.
Từ ngày mẹ đổ bệnh, tôi cảm thấy việc chăm sóc người già không còn đơn giản như trước. Dần dần, tôi kiệt sức về cả thể xác lẫn tinh thần. Hàng ngày, tôi phải thay quần áo, tắm rửa, xử lý chất thải, ngoài ra còn có mát-xa toàn thân cho mẹ.
Ban đêm, khi mẹ cần thức dậy, tôi cũng phải tỉnh giấc theo. Một đêm phải dậy nhiều lần, sức khỏe của tôi giảm sút nhanh chóng. Một lần, bà cụ bị dị ứng thức ăn nên bị tiêu chảy. Cùng lúc đó, tôi bị sốt mấy ngày liền. Một lần khác, mẹ không hài lòng với bữa ăn, bà làm ầm ĩ khiến tôi cảm thấy bất lực.
Sau vài tháng chăm sóc mẹ, tôi cảm thấy mình không thể tiếp tục được nữa. Tôi nhận ra rằng nếu cứ duy trì như hiện tại, bản thân tôi cũng có thể bị bệnh và suy sụp. Sau khi hỏi ý kiến của các thành viên trong gia đình, cuối cùng chúng tôi đã đưa ra quyết định khó khăn là đưa mẹ vào viện dưỡng lão.
Ban đầu, mẹ tôi không đồng ý với phương án này. Bà thậm chí còn lớn tiếng với mọi người. Chúng tôi phải nhờ một người họ hàng đến trò chuyện với bà, thuyết phục bà rằng trong viện dưỡng lão có người chăm sóc chuyên nghiệp hơn ở nhà.
Sau một thời gian, bà cuối cùng cũng đồng ý. Tôi và em gái cùng chịu chi phí để đưa mẹ vào viện dưỡng lão có cơ sở vật chất tốt nhất. Cuộc sống của tôi kể từ đó cũng thoải mái và bớt áp lực hơn.
Tôi phải thừa nhận bản thân đã không làm được điều chính mình tuyên bố là chăm sóc mẹ đến cuối đời. Bây giờ, ai mắng tôi không làm tròn chữ "hiếu" tôi cũng chỉ có thể im lặng.
Chuyện vừa qua đã thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của tôi bấy lâu nay. Trước đây tôi cho rằng, khi về già, con cái đến chăm sóc là điều đương nhiên. Nhưng hiện tại, tôi cảm thấy, sau này khi có tuổi, bản thân phải tự sắp xếp cuộc sống cho chính mình để không phiền đến con cái.
Có lẽ, chỉ những người từng trực tiếp phục vụ người già mới thực sự hiểu được cảm giác này.
Thực ra, đôi khi không phải con cái bất hiếu mà là họ thực sự bất lực. Cha mẹ đã lớn tuổi, con cái cũng không còn trẻ nữa, muốn phụng dưỡng cha mẹ nhưng lại không thể. Mỗi gia đình đều có những hoàn cảnh, khó khăn riêng nên cuộc sống của cha mẹ sẽ khác nhau tùy theo ngôi nhà mà họ ở. Chỉ cần con cái đối xử chân thành với cha mẹ, thể hiện sự quan tâm, thì ở nhà hay viện dưỡng lão cũng không phải là vấn đề.
Theo Sohu
Đời sống & pháp luật