Mẹ Hà Nội thu nhập 50 triệu nhưng chỉ dám tiêu 20 triệu cho gia đình 4 người, còn lại để dành mua nhà và xe
Chi tiêu cho gia đình 4 thành viên với 20 triệu ở Hà Nội như thế nào?
- 03-08-2024Sau nhiều năm tiếp xúc và quan sát, tôi nhận ra những người phụ nữ giỏi chi tiêu đều có 5 thói quen này
- 30-07-20248 năm kết hôn, sinh 3 đứa trẻ, mỗi tháng tiêu gần 30 triệu mà chẳng dư ra đồng nào tiết kiệm nhưng tôi phải khẳng định, bà mẹ này chi tiêu tốt hơn bất kỳ ai trong các bạn!
- 26-07-2024Bảng chi tiêu của sinh viên mới ra trường khiến ai xem cũng phải trầm trồ: Một ngày chỉ ăn 60k nhưng lại có thể góp công lo việc nhà và tự mua được xe máy
Quản lý chi tiêu cá nhân đã là một việc không hề dễ dàng rồi, thế nhưng quản lý chi tiêu cho cả một gia đình nó còn phức tạp hơn nữa. Đặc biệt với những cô gái đang từ độc thân trở thành mẹ bỉm sữa thì đây quả thực là một thách thức.
Uyên từ một cô gái độc thân thu nhập ở mức khá trở thành mẹ bỉm sữa. Cô sinh bé đầu 10 năm trước và mới đây đã sinh bé thứ hai, em bé hiện tại 9 tháng tuổi.
Do tính chất công việc và điều kiện của gia đình nên bé út đã đi trẻ để cô có thể quay trở lại với công việc. Anh trai 10 tuổi hiện học lớp 5 một trường công lập nhưng vì là năm cuối cấp 1 nên cô phải cho con trai học thêm. Bên cạnh đó, bạn lớn nhà Uyên là một cậu bé năng động nên cũng tham gia một số lớp học thể thao.
Tổng thu nhập của gia đình Uyên là 35 triệu chưa tính những khoản thu nhập phát sinh vì các khoản nó sẽ được chuyển thẳng vào tài khoản tiết kiệm. Tính thu nhập trung bình mỗi tháng của cả hai vợc hồng rơi vào khoảng 50 triệu.
Gia đình Uyên phân chia khá rõ ràng, thu nhập của Uyên sẽ dùng để chi trả các khoản phí sinh hoạt của gia đình trong một tháng. Lương của chồng và các khoản thu nhập phát sinh không cố định sẽ dùng để tiết kiệm.
Với số tiền tiết kiệm này, sau 10 năm gia đình Uyên hiện tại đã mua được ô tô để tiện cho việc đi lại. Mới đây, vợ chồng cô cũng đã mua được một miếng đất nho nhỏ với mục đích ban đầu chủ yếu là để tích lũy.
Như vậy mỗi tháng, Uyên chỉ có thể sử dụng 20 triệu cho toàn bộ chi phí của một gia đình 4 thành viên.
Ngay khi có lương cuối tháng, Uyên sẽ chia tiền làm 2 quỹ, mỗi quỹ 10 triệu. Một quỹ là quỹ cho con, quỹ còn lại là quỹ chi tiêu chung.
Quỹ cho con sẽ bao gồm các khoản như sau:
1. Tiền học con lớn: 2 triệu
2. Tiền học thêm và thể thao của con lớn: 1 triệu
3. Tiền học của con nhỏ: 4 triệu
4. Bỉm sữa của con nhỏ: 2 triệu
5. Tiêm chủng, thuốc men, bổ sung sức khỏe: 1 triệu
Qũy chi tiêu chung sẽ bao gồm các khoản như sau:
1. Tiền điện nước dịch vụ: 2 triệu
2. Tiền ăn: 5 triệu
3. Cafe, đi chơi cuối tuần: 500.000
4. Đồ gia dụng trong nhà: 200.000
5. Đi lại: 1,2 triệu
6. Phát sinh: 1 triệu
Với khoản phát sinh ở quỹ chi tiêu chung, sẽ có tháng vượt hạn mức nhưng cũng có tháng không dùng hết. Những tháng không dùng hết sẽ được bù vào những tháng dùng vượt hạn mức.
Về ăn uống, Uyên có một hàng bán thịt quen và mỗi tuần cô sẽ lên danh sách để gọi một lần, đồ ăn sẽ đc chia cho từng ngày và tính đủ số bữa cho tuần để gọi thịt không bị thừa cũng không bị thiếu. Gia đình Uyên chủ yếu ăn vào bữa tối còn bữa trưa thì chồng cô và các con đều ăn ở cơ quan và trường học.
Như vậy mỗi ngày khi đi làm về đón các con, Uyên chỉ mua thêm rau để nấu cho ngày hôm ấy. Trước khi ra chợ, cô sẽ ghi ra những thứ cần mua và tuyệt đối không mua thêm bất kỳ thứ gì nằm ngoài danh sách đã lên trước đó.
Đời sống tinh thần không thể xem nhẹ và Uyên cho rằng cả tuần đã đi làm thì cuối tuần nghỉ ngơi, đi chơi đó đây cùng gia đình là điều nên làm và cũng là để các con có thời gian chơi cùng bố mẹ.
Các bữa cơm của gia đình Uyên
Về khoản đi lại vì nhà Uyên có ô tô riêng nên không tránh được việc xăng dầu sẽ khá cao.
Uyên cho biết vào khoảng thời gian đầu khi áp dụng cách quản lý chi tiêu này, cô gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt trong khoản cân đối chi phí ăn uống của gia đình mình. Tuy nhiên cho đến hiện tại, mọi việc đều rất ổn và cũng không hề khó khăn gì với các thành viên trong nhà.
Ngoài ra, cô cũng chia sẻ, việc tiên quyết nếu muốn quản lý tốt chi tiêu đó là cố gắng không đặt mình vào tình huống dễ xảy ra phát sinh chi tiêu. Ví dụ như luôn chuẩn bị rã đông thịt để tối có đồ nấu ăn, cơm trưa mang đến nơi làm việc phải được làm sẵn và để ở vị trí cố định để không quên mang đi làm. Không phát sinh chuyện đi chơi vào các ngày thường, đi đâu cũng nên có kế hoạch hoặc chỉ đi chơi khi đó là ngày cuối tuần.
Thanh niên Việt