Mẹ yêu cầu con gái đi vay 350 triệu đồng để giúp anh trai giải quyết quà đính hôn, nhưng cô đã tiến thẳng ra ngoài và lái xe bỏ đi
Những lời nói của mẹ thực sự khiến tôi bị tổn thương!!
- 18-04-2024Phát động quyên góp tiền giúp đỡ lớp trưởng trong nhóm lớp nhưng không nhận được 1 đồng, tôi quyết định rời nhóm, cắt đứt quan hệ
- 17-04-2024Giật mình giá vé tàu cao tốc to nhất Việt Nam: Rẻ chỉ bằng 1/2 vé máy bay cùng chặng nhưng được ngồi trong không gian có sức chứa bằng 3 chiếc Boeing 787
- 16-04-20241 quận ở Hà Nội tập trung đến 12 trường THPT tư thục: Toàn cái tên "hot" của thủ đô, có trường học phí lên đến hơn 800 triệu đồng/năm
Câu chuyện của Zhang Xiaomin (Trung Quốc) nhận được nhiều sự chú ý trên nền tảng xã hội Sohu.
***
Cứ kỳ nghỉ lễ dài ngày, nhà mẹ đẻ của tôi lại nhộn nhịp vô cùng vì đây là ngày mà người thân từ khắp nơi đến để đoàn tụ, nghỉ ngơi và thăm hỏi nhau.
Đứng trong đám đông họ hàng, tôi với tư cách là nhân viên văn phòng của một công ty lớn tràn đầy sự tự hào. Tôi cũng rất kiêu hãnh về cuộc sống của mình với người thân khi đã mua được đầy đủ ô tô, nhà cửa và có khoản thu nhập hàng tháng hơn 20.000 NDT (70 triệu đồng).
Đang trong không khí vui vẻ, mẹ tôi kéo tôi ra một góc với giọng đầy lo lắng, bà kể rằng anh trai sắp kết hôn nhưng quà đính hôn vẫn thiếu hàng trăm nghìn. Bà mong tôi có thể cho anh trai vay 100.000 NDT (khoảng 350 triệu đồng) để đáp ứng nhu cầu cấp thiết này. Nghe đến đây, tôi cũng liền bảo với mẹ rằng vừa mới sinh con, việc chăm con nhỏ tốn tiền vô cùng và còn phải tiết kiệm tiền để đổi chiếc ô tô lớn hơn nữa. Nếu được cô chỉ hỗ trợ được vài chục nhân dân tệ thôi.
Nhưng mẹ tôi không bỏ cuộc!
Thấy tôi như vậy, bà bắt đầu nói rằng việc học của tôi tốn hàng chục nghìn, trong khi anh trai chỉ học cao đẳng hai năm và học phí chỉ vài nghìn. Nhờ có sự đầu tư học hành của bố mẹ mà tôi mới có được công việc như hiện tại. Mong rằng tôi có thể tính đến khoảng cách về chi phí học tập giữa hai anh em cô mà giúp đỡ.
Nghe đến đây, tôi thực sự không kiềm chế được nên đã buông lời lẽ gay gắt với mẹ. Tôi nói: “Việc anh trai không có khả năng học trường điểm thì liên quan gì đến con? Tại sao con lại phải cho anh vay tiền? Anh lớn rồi chuyện lấy vợ phải tự lo liệu, tiền con cũng vất vả kiếm được chứ có phải gió thổi đến đâu?”.
Không khí tại gia đình bỗng dưng trùng xuống, mọi người ngạc nhiên với lời nói của tôi. Tôi ôm chặt con gái, nắm tay chồng với khuôn mặt đỏ bừng và bức thẳng ra khỏi sân. Tôi lái xe về thẳng nhà.
Trong những ngày sau đó, tôi không trở về nhà mẹ đẻ hay liên lạc với mẹ, mặc dù mẹ gọi liên tục nhưng tôi đều cúp máy. Tôi hiểu rằng cuộc sống của mẹ và cô hoàn toàn khác nhau về giá trị và quan điểm sống. Điều bà mong là tôi có thể nghĩ đến gia đình và giúp đỡ anh trai lấy được vợ. Nhưng tôi cũng có cuộc sống và gia đình riêng của mình, làm sao có thể lo được như vậy. Nếu thực sự giàu có và thoải mái về mặt tiền bạc thì tôi cũng chả tiếc việc gì.
Mẹ tôi vẫn không hề từ bỏ ý định thuyết phục tôi giúp đỡ anh trai mình. Sau vài ngày, tôi gửi về quê cho mẹ một gói hàng trong đó có thể ngân hàng và một lá thư. Nội dung thư như sau:
“Mẹ ơi, đây là 100.000 NDT, hãy đưa nó cho anh trai của con. Con không muốn tranh cãi căng thẳng về vấn đề này nữa, nhưng mong mẹ hiểu rằng tiền con vất vả kiếm được, và cũng có rất nhiều thứ phải lo chứ không thể cứ cho người khác vay được. Nhưng anh trai cũng đủ trưởng thành, 100.000 NDT này là sự giúp đỡ cuối cùng của con cho anh trai. Con mong mẹ cũng nên để anh trai tự lập và lo cuộc sống của mình”.
Ngay sau khi nhận thư, tôi thấy tin nhắn của mẹ: “Mẹ biết 100.000 NDT đối với con không phải là số tiền nhỏ nhưng con vẫn lựa chọn giúp đỡ anh trai. Mẹ thực sự cảm ơn con và thấy áy náy trước hành vi của mình hôm trước của mình”.
***
Sự việc này khiến mối quan hệ giữa Zhang Xiaomin và mẹ trở nên tế nhị và khó xử, nhưng nó cũng khiến họ nhận ra sâu sắc hơn sự quý giá và tầm quan trọng của mối quan hệ gia đình. Trong những ngày tới, có thể họ vẫn còn những bất đồng, mâu thuẫn vì nhiều lý do khác nhưng họ đều sẽ ghi nhớ sự việc này và để nó trở thành lời cảnh báo, nhắc nhở vĩnh viễn trong lòng.
Có thể thấy rõ, ngôn ngữ chính là vũ khí đáng sợ nhất trên đời này. Bởi có đôi khi, vết thương ngoài da có thể lành, còn những tổn thương do lời nói gây ra sẽ còn in hằn mãi. Một câu nói vô tình, một lời trêu chọc vô tâm, một câu phán xét không chủ đích, tất cả đều có thể trở thành nguyên nhân cho một sự đau lòng khó xóa nhòa.
Chính vì vậy, dù trong một mối quan hệ gì hãy suy nghĩ cẩn trọng trước khi nói!
Đời sống pháp luật