Mì chính rất mặn, tưởng mì chính ngọt là sai lầm: 4 lưu ý để ăn mì chính không hại sức khoẻ
GS Đỗ Doãn Lợi cho biết, ăn mì chính cần ăn đủ, không ăn quá mặn. Những người bị tăng huyết áp, sử dụng thuốc lợi tiểu càng hạn chế ăn mì chính càng tốt.
- 17-12-20208 loại rau quả độc tính rất cao nhưng một số người không biết vẫn ăn hàng ngày
- 17-12-2020Nhìn dáng đi đoán tính cách: Người chịu được cô đơn thích khoanh tay đi bộ, người hướng nội tác phong nho nhã
- 17-12-2020Bình giữ nhiệt thì ai cũng có, nhưng dùng đúng cách mới được bền lâu lại không ảnh hưởng tới sức khỏe
Mì chính rất mặn
GS Đỗ Doãn Lợi – Nguyên Viện trưởng Viện Tim mạch Quốc gia cho biết, hiện nay, thành phần mì chính chứa nhiều muối natri. Khi ăn nhiều mì chính sẽ làm tăng thể tích tuần hoàn máu.
Chính vì vậy, GS Lợi cho rằng, một trong những cách phòng bệnh tim mạch càng phải hạn chế ăn mì chính. Nhiều người nghĩ rằng mì chính ngọt thậm chí nêm nhiều chút cho "đưa miệng" hay nấu ăn quá mặn thì chữa cháy bằng mì chính. Điều này hoàn toàn sai lầm chỉ làm món ăn mặn thêm.
GS Lợi khuyến cáo, việc sử dụng kết hợp các loại gia vị kể cả mì chính với liều lượng thích hợp sẽ không ảnh hướng đến sức khỏe. Tuy nhiên cần ăn đủ, không ăn quá mặn. Những người bị tăng huyết áp, sử dụng thuốc lợi tiểu càng hạn chế ăn mì chính càng tốt.
Theo bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng TP.HCM, mì chính là gia vị quen thuộc của nhiều gia đình. Tính an toàn của mì chính đã được thẩm định bởi nhiều tổ chức y tế, sức khỏe trên thế giới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từ năm 1987 đã kết luận: "quá trình chuyển hóa mì chính trong cơ thể trẻ em và người lớn là như nhau, mì chính an toàn cho người sử dụng và có liều dùng hàng ngày không xác định".
Các tổ chức khác như Ủy ban Khoa học về Thực phẩm của Cộng đồng chung châu Âu và Cơ quan Quản lý Thuốc và Thực phẩm của Mỹ cũng đưa ra những kết luận tương tự.
Mì chính không nằm trong danh sách các thực phẩm gây dị ứng của Codex (Ủy ban Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế). Nghiên cứu được thực hiện bởi Geha năm 2000 tại Mỹ và nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định mì chính không phải là nguyên nhân gây ra "Hội chứng nhà hàng Trung Quốc".
Như vậy có khả năng những triệu chứng khó chịu kể trên xuất phát từ việc sử dụng mì chính không rõ nguồn gốc, hoặc thậm chí là yếu tố tâm lý sau khi nghe những thông tin không hay về mì chính.
Mì chính ăn nhiều không tốt.
4 điều cần nhớ
Theo bác sĩ Diệp khi sử dụng mì chính, mọi người cần chú ý 4 điểm sau:
- Thứ nhất, mì chính có thể được xem là an toàn đối với sức khỏe con người nhưng mì chính chỉ là một loại gia vị chứ không phải là thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng, vì vậy người dùng chỉ nên sử dụng khi thấy thực sự cần thiết.
- Thứ hai, hãy chú ý xem cơ thể có bị dị ứng khi sử dụng mì chính hay không. Nếu bạn bị dị ứng với mì chính thì không nên sử dụng chúng trong các món ăn.
- Thứ ba, trong thành phần mì chính có sodium (natri) là một chất điện giải cần thiết cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhiều natri sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loãng xương và gây rối loạn tiêu hóa, mà trong mì chính có natri.
Do đó, phải lưu ý rằng những người bị tăng huyết áp, suy thận hoặc các bệnh lý liên quan tới chuyển hóa thì nên hạn chế sử dụng mì chính.
- Thứ tư, với trẻ em, để thực hành với lối sống lành mạnh, khuyến nghị không nên sử dụng gia vị trong đó có mì chính khi chế biến thức ăn cho trẻ em dưới 12 tháng. Với trẻ em lớn hơn thì cũng không nên, vì thực tế đây là loại gia vị không có giá trị dinh dưỡng.
Việc nấu, nêm nếm hoặc lạm dụng mì chính khi nấu thức ăn cho trẻ vô tình làm tăng khả năng dị ứng với những trẻ không dung nạp được với mì chính hoặc tăng nguy cơ tiêu thụ nhiều hàm lượng nitrat có trong loại gia vị này. Nêm ít gia vị còn giúp trẻ hình thành thói quen tốt là không ăn mặn để chủ động phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, tim mạch, loãng xương, béo phì....
Ngoài ra, với tất cả loại gia vị, không riêng mì chính, khi nêm nếm gia vị vẫn phải chú ý một số nguyên tắc chung như: không nên ăn mặn, không sử dụng nhiều gia vị nếu không cần thiết. Trên thực tế, sử dụng mì chính càng ít càng tốt.
Pháp luật và Bạn đọc