Miếng bọt biển, lưới rửa bát giúp căn bếp của bạn trở nên lấp lánh nhưng cũng là thứ bẩn nhất trong ngôi nhà
Miếng bọt biển, lưới rửa bát đa di năng là người bạn tuyệt vời giúp cho căn bếp của bạn sạch sẽ và thoáng mát. Thế nhưng bạn có thể sẽ phải ngỡ ngàng khi biết được đó cũng chính là thứ “bẩn nhất” trong ngôi nhà của mình.
- 24-12-20213 thói quen xấu khi rửa bát đũa có thể khiến ung thư ập đến cửa nhà bạn, sửa ngay trước khi quá muộn
- 28-11-2021Cả nhà đối mặt nguy cơ ung thư gan, nhiễm độc đáng sợ do một kiểu rửa bát đũa, gia đình nào đang "chuộng" hãy dừng lại ngay
- 24-11-2021Rửa bát lương 600 triệu đồng/năm: Top những nghề "việc nhẹ, lương cao" hấp dẫn ở Anh
Nghiên cứu vào tháng 7 năm 2017 trên tạp chí Nature cho thấy, miếng bọt biển hay lưới rửa bát chứa đầy vi trùng. Trong các mẫu từ 14 miếng bọt biển, các nhà nghiên cứu đã xác định được 362 loại vi khuẩn khác nhau. Nơi duy nhất có nhiều vi khuẩn tương tự như thế này là đường ruột của con người.
Không những vậy, một nghiên cứu vào tháng 4 năm 2017 trên tạp chí Bảo vệ Thực phẩm đã xác định rằng nhà bếp chứa 44% các vi khuẩn trong phân, chủ yếu được tìm thấy trong bồn rửa, bọt biển và khăn lau bát đĩa.
Tại sao miếng bọt biển hay lưới rửa bát nhà bếp chứa nhiều vi trùng?
Theo Henry Paterson – Giám đốc điều hành tại Housekeep cho biết: “Miếng bọt biển nhà bếp của bạn có thể làm sạch tất cả đồ sành sứ bẩn, bao gồm cả dao, thớt đã tiếp xúc thịt sống hoặc các chất gây ô nhiễm khác. Đó là chưa kể nhiều người còn sử dụng miếng bọt biển để lau quầy bếp và những vết bẩn loang, đổ tràn.
Thiết kế miếng bọt biển và lưới rửa khiến nó trở thành điểm “nóng” thu hút vi khuẩn. Bọt biển xốp và hiếm khi khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng. Vì vậy, vi khuẩn có thể nhân cơ hội môi trường ẩm ướt, ấm áp mà sinh sôi nảy nở.”
Miếng bọt biển của căn bếp nhà bạn có thể góp phần vào sự phát triển và lây lan mầm bệnh. Ví dụ, nếu bạn rửa sạch thịt gà sống bằng miếng bọt biển, nó sẽ loại bỏ các vi sinh vật. Nhưng lần sử dụng tiếp theo, bạn sẽ làm ô nhiễm chéo nhà bếp.
Khi bạn tiến hành lau mặt bàn, tay cầm tủ lạnh, vòi nước, cũng có nghĩa bạn đang quét sạch những mầm bệnh đó đi khắp gian phòng của mình một cách nhanh chóng. Nếu hệ miễn dịch của bạn kém, vi khuẩn có thể xâm nhập cơ thể và gây bệnh.
Một miếng bọt biển cũ, bẩn thỉu có thể khiến bạn ngộ độc thực phẩm
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), ước tính có khoảng 48 triệu người mắc bệnh do thực phẩm hàng năm. Những “kẻ phạm tội” vi khuẩn và vi rút lớn nhất là norovirus, salmonella, C. perfringens, campylobacter và staphylococcus.
Hầu hết mọi người đều nghĩ ngộ độc thực phẩm sẽ có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Nhưng bạn có thể gặp rắc rối với các triệu chứng nguy hiểm hơn. Theo CDC, có hơn 128.000 người phải nhập viện vì bệnh do thực phẩm gây ra hàng năm. Trong đó chủ yếu là những người lớn tuổi, trẻ em, những người đang mang thai hoặc suy giảm miễn dịch.
Vì vậy, bạn cần thay miếng bọt biển thường xuyên, hoặc làm sạch nó bằng 3 cách sau:
Cách 1: Tẩy trắng
Trộn thuốc tẩy cùng với nước rồi nhúng miếng bọt biển hay lưới rửa bát vào và ngâm trong vòng 2 phút. Sau đó, rửa sạch miếng bọt biển bằng xà phòng và nước, để khô trong không khí.
Nước tẩy có tác dụng tiêu diệt vi trùng trong thực phẩm. Chất tẩy trắng sẽ nhanh chóng phân huỷ và không gây hại cho môi trường.
Cách 2: Lò vi sóng
Đặt miếng bọt biển, lưới rửa bát vào một bát nước và xoa cho đến khi nó sôi. Lò vi sóng không tỏa nhiệt đồng đều, vì vậy bạn nên đặt miếng bọt biển lên đĩa. Nhờ đó miếng bọt biển sẽ được khử khuẩn và tiêu diệt tất cả các vi sinh vật một cách hiệu quả.
Cách 3: Máy rửa chén
Nếu gia đình bạn có sử dụng máy rửa chén, bạn có thể cho miếng bọt biển và lưới rửa vào, khử trùng bằng chu trình diệt vi trùng. Nhiệt độ cao làm tiêu diệt các mầm bệnh.
Một số mẹo sử dụng
- Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bạn có thể lau sạch thịt gia cầm sống và nước thịt bằng khăn giấy dùng một lần thay vì miếng bọt biển.
- Chỉ sử dụng miếng bọt biển để rửa bát chén. Lau bếp, mặt bàn và các bề mặt khác nên dùng bình xịt khử trùng hoặc khăn lau khử trùng có vải sợi nhỏ, nhanh khô. Môi trường khô ráo sẽ ít tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển hơn. Ngoài ra, các loại vải sợi nhỏ dễ giặt sạch, sấy ở nhiệt độ cao.
- Vắt sạch miếng bọt biển sau mỗi lần sử dụng và cất ở nơi thoáng mát, khô ráo, chẳng hạn như một hộp đựng gắn cạnh bồn rửa hoặc khay thoát nước của bát đĩa.
- Nếu miếng bọt biển có mùi hôi ngay cả khi đã vệ sinh, bạn hãy thay mới nó.
Nguồn và ảnh: Nature, Pinterest
Pháp luật và bạn đọc