Miệng kẻ sang có gang có thép: Đây là 7 điều người giàu nào cũng khuyên bạn nhưng thực tế họ chẳng làm theo
Hãy nhìn những gì người giàu làm, đừng nghe những gì họ nói.
Thế giới chia làm 2 phần: người giàu và kẻ nghèo. Người giàu là những người khiến tiền làm việc cho họ. Người nghèo là những người làm việc vì tiền.
Hình ảnh về người nghèo trong mắt nhiều người là những kẻ ăn xin ngồi ngoài phố, những kẻ không có khả năng chi trả cho bất kỳ thứ gì. Nhưng đó là những trường hợp cực đoan về những con người thống khổ. Nếu bạn đang phản bán rẻ thời gian để có tiền giải quyết những vấn đề trong cuộc sống thì chắc chắn bạn không phải những người giàu có.
Tầng lớp trung lưu thường được miêu tả là những người nghèo khổ vượt khó vươn lên. Nhiều người giàu vươn lên từ tầng lớp trung lưu, nhưng khá hiếm. Hãy luôn nhớ rằng, người giàu thực sự là những người khiến tiền làm việc cho mình. Và tất nhiên, họ kiếm được nhiều tiền.
Bạn có thể làm việc để có cuộc sống đủ đầy, ai cũng cần điều đó. Nhưng nếu động lực làm việc chính của bạn là tiền lương thì chắc chắn bạn vẫn còn trong cuộc chơi của người nghèo. Điểm mấu chốt ở đây là suy nghĩ khác biệt về công việc, cuộc sống và tiền bạc.
Xã hội của chúng ta tôn vinh những người giàu. Họ thường bị biến thành những nhà lãnh đạo tư tưởng trong một số lĩnh vực. Vâng, đúng là họ có thể có một chút khôn ngoan, nhưng họ thường đánh lừa công chúng. Họ hay đưa ra những lời khuyên mà họ đang và sẽ chẳng bao giờ làm theo.
Nếu bạn muốn giàu có, đừng làm những gì người giàu nói. Thay vào đó, hãy xem những gì họ làm. Nghiên cứu những câu chuyện cuộc sống của họ. Hãy tìm những khoảnh khắc họ thực hiện một bước nhảy vọt và xem cách và những gì họ làm. Điều này sẽ cho bạn biết về các bước thực tế.
Có rất nhiều lời khuyên mà những người giàu đưa ra mà họ chẳng bao giờ thực hiện. Dưới đây là 7 trong số đó:
1. Tiết kiệm tiền
Người giàu không tiết kiệm tiền. Lý do họ sẽ nói với bạn là họ có rất nhiều tiền nên họ không cần tiết kiệm. Nhưng đó chẳng phải là lý do thực sự. Lý do thực sự là tiết kiệm tiền không phải là một quyết định tài chính thông minh.
Hiện tại ở Đức, thậm chí bạn phải trả tiền cho ngân hàng để giữ tiền của bạn trong đó. Họ không trả tiền lãi cho bạn. Ở những nơi khác, tiền lãi rất thấp và giá trị tiền của bạn mất giá nhanh hơn. Vì vậy, vào thời điểm bạn lấy lại tiền của mình, có thể đó là một khoản ít hơn tiền bạn gửi vào.
Người giàu không tiết kiệm tiền. Người giàu đầu tư tiền. Họ mua tài sản và đầu tư. Lợi ích duy nhất của tiết kiệm là tính kỷ luật tự giác mà nó dạy.
2. Giảm chi tiêu
Điều này nghe có vẻ thông minh nhưng nó cũng tệ như lời khuyên để tiết kiệm tiền. Khi mọi thứ khó khăn, lời khuyên thông thường là giảm chi tiêu. Chỉ có một vấn đề ở đây. Nếu bạn giảm chi tiêu, mọi người sẽ tin rằng bạn sắp phá vỡ. Và điều đó dẫn đến một vấn đề khác.
Người kinh doanh trở nên sợ hãi khi hợp tác với bạn. Không ai muốn nhảy lên cùng một toa xe với người đang thua lỗ. Đàm phán thỏa thuận trở nên khó khăn. Họ đã không trao đổi rõ ràng cho bạn biết lý do tại sao họ do dự.
Nhưng nếu bạn tổ chức một bữa tiệc xa hoa hay thể hiện sự giàu có dưới một hình thức nào đó, họ sẽ đổ xô đến làm thân với bạn. Đây là cách của những người giàu có. Chỉ những người nghèo mới cắt giảm chi tiêu.
Tôi đã luôn nghĩ về lý do người giàu có ném tiền cho những bữa tiệc đắt tiền điên rồ. Nó không phải điều gì vô nghĩa mà chính là thể hiện lợi thế của bạn trong kinh doanh.
3. Thoát khỏi nợ nần
Người giàu không nghĩ theo cách nghĩ của người nghèo. Trong khi người nghèo cố gắng thoát khỏi nợ nần thì người giàu đang cố gắng để có thêm nợ. Đối với người nghèo, nợ là gánh nặng. Đối với người giàu, nợ là một công cụ tài chính.
Người giàu dùng tiền để kiếm tiền. Và bạn nghĩ họ nhận được số tiền ban đầu họ từ đâu? Từ một công việc? Không phải! Họ nhận được nó từ một khoản vay. Họ mắc nợ.
Sự khác biệt là người nghèo sử dụng nợ vay để mua nợ phải trả. Và nợ phải trả là thứ đã không tạo ra tiền mà còn mất giá theo thời gian.
4. Đi học
Một lượng lớn người giàu trên thế giới đều bỏ học. Tất nhiên, tất cả họ đều có một số hình thức học khác việc lên trường lớp. Những người tiếp tục đi học lên cấp cao không bao giờ lọt được vào vòng tròn giàu có.
Không có trường học như thế giới thực. Trong cuộc sống, kinh nghiệm là vua. Những gì bạn biết qua sách vở khác với những gì bạn biết qua thực tiễn cuộc sống. Lời khuyên thực sự là hãy bước vào thế giới thực và phạm sai lầm. Nếu bạn có thể đọc, viết, nói và bạn có kiến thức cơ bản về kỹ năng bạn cần để làm việc, tôi nghĩ bạn đã có đủ kiến thức nhà trường dạy bạn.
5. Có một công việc ổn định
Người ta không làm giàu với việc có một công việc. Họ kiếm tiền bằng cách kinh doanh hoặc đầu tư. Không có gì sai khi có một công việc nếu công việc đó là những gì bạn thực sự muốn. Nhưng khi ai đó cho bạn lời khuyên, họ chỉ nói với bạn cần có việc vì họ nghĩ bạn không thể nuôi sống bản thân mình.
Người giàu làm việc để học hỏi và hoàn thiện bản thân mình. Họ làm việc để được tiếp xúc với các cơ hội. Người giàu không làm việc vì họ muốn có tiền. Nếu tiền là thứ bạn muốn, công việc sẽ không thể đem nó đến cho bạn.
6. Đa dạng hóa
Ngoại trừ những người giàu là một chuyên gia đầu tư, tôi không thể nghĩ ra bất kỳ người giàu nào đầu tư vào quá nhiều ngành. Họ thường dồn tất cả nguồn lực vào một chỗ và bảo vệ nó. Warren Buffet nói rằng: Những người rải tiền nhiều lĩnh vực thực ra là những người không biết dùng tiền để làm gì.
Những người giàu đặt tiền của họ vào lĩnh vực họ hiểu và có kiểm soát hợp lý. Người nghèo là những người bị lôi kéo bởi quá nhiều ngành và lĩnh vực. Những người kinh doanh bất động sản sẽ không đầu tư cổ phiếu. Những người làm cổ phiếu sẽ không đầu tư bất động sản.
Đây là cách làm của những người giàu thực sự. Nhưng khi đưa ra lời khuyên cho cộng đồng, họ bảo bạn hãy đa dạng hóa lĩnh vực vì bạn không am hiểu sâu sắc trong bất kỳ lĩnh vực nào. Vì thế, nó là lời khuyên an toàn nhất.
7. Nghỉ đi du lịch
Người giàu không nghỉ phép để dành thời gian cho những chuyến du lịch đơn thuần. Luôn luôn có một số công việc gắn liền với chuyến đi bằng cách này hay cách khác. Khi họ đi du lịch để giải khuây, họ luôn để ý thấy cơ hội kinh doanh ở chính những nơi họ đi qua.
Người nghèo nghỉ phép để chạy trốn công việc. Và họ tránh suy nghĩ về bất cứ điều gì liên quan đến công việc bằng mọi cách. Còn người giàu thì không thể ngăn mình suy nghĩ về những ý tưởng kinh doanh ở bất cứ nơi nào họ đến.
Nhịp sống kinh tế