Mở rộng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước và vùng lãnh thổ
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo bổ sung vào tài liệu gửi Quốc hội dự thảo nghị quyết về danh sách các nước, vùng lãnh thổ có công dân được cấp thị thực điện tử...
- 28-05-2023Chính phủ yêu cầu thanh, kiểm tra kinh doanh casino, cá cược, trò chơi điện tử
- 05-05-2023Đề xuất cấm thuốc lá điện tử ở Việt Nam
- 28-03-2023Đề xuất cấp thị thực điện tử cho công dân tất cả các nước
Sáng 24/6, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án l uật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh , nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Luật vừa được thông qua có hiệu lực thi hành từ ngày 15/8/2023.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Lê Tấn Tới cho biết: Về việc cấp hộ chiếu ngoại giao cho phó tuỳ viên quốc phòng, một số ý kiến đề nghị rà soát, bổ sung các phó tùy viên khác được cấp hộ chiếu ngoại giao như phó tùy viên văn hóa - xã hội, phó tùy viên kinh tế; ý kiến đề nghị bỏ từ “tùy viên”.
Về việc này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Thông tư liên tịch số 623/2006/TTLT/BNG-BQP-BCA của liên Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an quy định “Chức vụ ngoại giao của phó tùy viên quốc phòng tương đương bí thư thứ nhất”; còn các lĩnh vực khác như văn hóa - xã hội, kinh tế... chưa có chức vụ phó tùy viên phụ trách nên đề nghị Quốc hội chưa bổ sung chức danh này vào dự thảo luật.
Bên cạnh đó, nhiều ý kiến đề nghị cân nhắc, đánh giá tác động, làm rõ thuận lợi, khó khăn khi giao cho Bộ Công an chủ trì, phối hợp đề xuất đàm phán, ký kết điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế liên quan đến tiếp nhận công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú; có ý kiến đề nghị giữ nguyên như quy định hiện hành.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Công an là đơn vị chủ trì và trực tiếp tổ chức thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế này như việc tổ chức xác minh, cấp giấy tờ đi lại, thực hiện tiếp nhận công dân khi nước ngoài trao trả...
Trong các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế nêu trên đều quy định Bộ Công an là đơn vị chủ trì thực hiện nên việc chuyển giao thẩm quyền đề xuất ký kết điều ước quốc tế từ Bộ Ngoại giao sang Bộ Công an sẽ bảo đảm tính thống nhất cơ quan chủ trì thực hiện thì chủ trì đề xuất ký kết và không trái với quy định của Luật Điều ước quốc tế.
Trên thực tế, Bộ Công an đã chủ trì đàm phán 3 thỏa thuận về nhận trở lại công dân Việt Nam không được phía nước ngoài cho cư trú với Mỹ, Úc và Pháp đáp ứng các yêu cầu về chính trị, đối ngoại.
Vì vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho giữ nguyên nội dung này như dự thảo Luật do Chính phủ trình, đồng thời có chỉnh lý kỹ thuật văn bản cho phù hợp.
Về mở rộng các nước có công dân được cấp thị thực điện tử và các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử, ông Lê Tấn Tới cho biết, một số ý kiến nhất trí quy định mở rộng cấp thị thực điện tử cho công dân các nước và vùng lãnh thổ; đề nghị Chính phủ rà soát, bổ sung danh sách các nước có công dân được cấp thị thực điện tử và các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh bằng thị thực điện tử.
Tiếp thu ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan soạn thảo bổ sung vào tài liệu gửi Quốc hội dự thảo nghị quyết về danh sách các nước, vùng lãnh thổ có công dân được cấp thị thực điện tử; danh sách các cửa khẩu quốc tế cho phép người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh bằng thị thực điện tử.
Ngay sau khi luật được thông qua và có hiệu lực, Chính phủ sẽ ban hành nghị quyết để kịp thời triển khai trong thực tiễn.
Về nâng thời gian cấp chứng nhận tạm trú tại cửa khẩu từ 15 ngày lên 45 ngày, nhiều ý kiến nhất trí với dự thảo luật; một số ý kiến đề nghị làm rõ căn cứ của quy định 45 ngày; đề nghị tăng lên 60 hoặc 90 ngày.
Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc nâng thời hạn đơn phương miễn thị thực lên 45 ngày là đạt mức trung bình trong khu vực, qua đó, sẽ nâng cao tính cạnh tranh trong khu vực của Việt Nam trong thu hút du khách; tạo thuận lợi hơn nữa cho khách du lịch quốc tế.
Do vậy, Ủy ban Thường vụ đề nghị Quốc hội cho giữ nguyên như dự thảo luật do Chính phủ trình.
Tiền phong