Mỏ vàng du lịch y tế, cuộc chơi mới manh nha ở Việt Nam
Nếu như trước đây, du lịch Châu Á phát triển theo mô hình 4S (Sea: biển – Sun: mặt trời, tắm nắng – Shop: cửa hàng mua sắm – Sand: bãi cát tắm nắng) thì thời gian gần đây đã chuyển hướng thêm chữ M (Medical) và H (Healthcare).
- 25-06-2017Cần Giờ sẽ là khu đô thị du lịch – nghỉ dưỡng không thua gì Pattaya của Thái Lan: Tầm nhìn của 30 năm sau
- 24-06-2017Chi 130 tỷ làm Lễ hội pháo hoa 2017, khách du lịch tới Đà Nẵng tăng gấp rưỡi
- 21-06-2017Đừng nghĩ cứ lao đầu vào công việc mới thành công, du lịch càng nhiều bạn càng có nhiều cơ hội kiếm nhiều tiền
- 20-06-2017'Dân phượt vừa đi vừa xả rác, làm hỏng cảnh đẹp, phần nào khiến khách du lịch một đi không trở lại'
Mỏ vàng mới của châu Á
Tổ chức Y tế Thế giới WTO cho biết lợi nhuận gộp toàn cầu từ du lịch y tế ước tính khoảng 60 tỷ USD mỗi năm. Mức tăng trưởng của ngành này cũng hàng năm cũng vào khoảng 20%. Năm 2015, Công ty Kiểm toán Deloitte công bố doanh thu của lĩnh vực này tại Châu Á khả quan với mức tăng trưởng 20 – 30%. Đóng góp lớn nhất cho mức tăng này phải kể đến Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc và cả 2 nước có nền y tế lẫn du lịch chưa phát triển mạnh là Ấn Độ và Philippines.
Bộ Thương mại Thái Lan ước tính trong năm 2006, đã có 1,2 triệu du khách đã tiếp cận dịch vụ y tế của nước này. Ước tính doanh thu khoảng 1,1 tỷ USD – chiếm khoảng 9% tổng doanh thu từ du lịch nước này năm 2006. WTO ghi nhận, từ 2004 – 2008, Thái Lan có thêm 7,5 tỷ USD doanh thu nhờ hoạt động du lịch y tế.
Chính phủ Thái Lan đánh giá cao tiềm năng của bệnh nhân nước ngoài như một nguồn thu nhập ngoại tệ. Trong năm 2011, ước tính rằng doanh thu từ khách du lịch y tế sẽ chiếm 0,4% GDP Thái Lan.
Trên thực tế, kết quả này có được là nhờ Thái Lan đã có sự chuẩn bị từ nhiều năm trước đó. Từ năm 2003, Chính phủ Thái Lan đã cố gắng đưa nước này trở thành trung tâm du lịch y tế toàn cầu thông qua Trung tâm Sáng kiến chăm sóc Y tế Châu Á xuất sắc. Nghiên cứu của WTO đánh giá nước này đã nỗ lực tuyển dụng nhân viên, xây dựng cơ sở hạ tầng, miễn thuế cho doanh nghiệp đầu tư vào các cơ sở y tế mới.
Ở Hàn Quốc, thành quả của ngành du lịch y tế nước này đạt được là khá nhiều. Tuy nhiên, nếu so với Thái Lan, hay Singapore, lượng khách du lịch y tế tìm đến Hàn Quốc thấp hơn hẳn. Do đó, Chính phủ nước này đã đưa ra 10 đối sách nhằm thu hút hơn 1 triệu khách vào năm 2020. Đây được xem là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Chính phủ Hàn.
Cuộc chơi ở Việt Nam
Trong khi nhiều nước coi du lịch y tế là một thị phần quan trọng của ngành du lịch thì tại Việt Nam câu chuyện này chỉ mới được bắt đầu. Hiện nay, bình quân một năm người Việt chi 2 tỷ USD ra nước ngoài chữa bệnh (Bộ Y tế, 2014).
Tuy nhiên, nếu nhìn nhận lại, tiềm năng của ngành này là không hề nhỏ. Hiện TP. HCM đang tích cực đẩy mạnh loại hình du lịch này.
Sở Du lịch TP.HCM cho biết, 6 tháng đầu năm 2017, lượng khách quốc tế đến thành phố ước đạt 2,8 triệu lượt, tăng 14% so với năm 2016, doanh thu đạt 53,617 tỷ đồng. Trong đó cũng thống kê được có đến 30 – 40% trên tổng lượng khách là người nước ngoài đến TP. HCM khám chữa bệnh. Thông qua tỷ lệ này, có thể thấy du lịch y tế là loại hình đầy tiềm năng để phát triển, cạnh tranh với khu vực.
Ông Lã Quốc Khánh, PGĐ Sở Du lịch TP. HCM cho biết để phát triển du lịch, thành phố đang tiếp tục cho ra đời những sản phẩm đặc thù, trong đó có sản phẩm du lịch y tế.
Hiện y tế của TP. HCM đang được biết đến trong khu vực với thế mạnh cung cấp các loại phẫu thuật bao gồm cả thủ thuật thẩm mỹ và nha khoa, điều trị chỉnh hình. Đặc biệt, một số bệnh viên tại TP.HCM nổi tiếng trong việc chữa hiếm muộn bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo và kỹ thuật châm cứu với giá dịch vụ rẻ hơn 70% so với các nước khác.
Trao đổi với báo chí, ông Tăng Chí Thượng, PGĐ Sở Y tế TP. HCM nhận xét thành phố đang có lợi thế vì cơ sở hạ tầng phát triển, chất lượng tốt, các cơ sở khám chữa bệnh y học dân tộc cổ truyền lâu đời với nguồn dược liệu thiên nhiên đa dạng, phong phú.
Nhưng để phát triển được sản phẩm này, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở Du lịch và Sở Y tế TP.HCM thì còn phải có sự kết nối trong việc xây dựng và tạo ra các tour du lịch chữa bệnh; đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến; đưa ra các tiêu chí đánh giá và chọn lọc các bệnh viện, phòng khám tham gia hệ thống du lịch y tế.
Bên cạnh đó, nhiều đại diện bệnh viện cũng đề xuất cũng nên chú trọng đến dịch vụ dành cho khách trong nước. Bởi lẽ, nhu cầu này của người dân là khá lớn, và người Việt cũng được đánh giá là “chịu chi” cho các vấn đề liên quan đến sức khoẻ nếu nhìn lại con số 2 tỷ USD mỗi năm mang ra nước ngoài chữa bệnh.