Mốc tuổi 50 rất quan trọng với sức khỏe: 3 bộ phận cơ thể này vẫn bình thường là biểu hiện của việc trường thọ
Tuổi 50 là giai đoạn quyết định sức khỏe của cuộc đời. Trạng thái sức khỏe ở thời điểm này có thể cho thấy khả năng kéo dài tuổi thọ của một người.
- 06-06-2020Rất nhiều người trẻ, làm văn phòng bị đau thần kinh tọa: Bác sĩ xương khớp BV Bạch mai chỉ ra nguyên nhân rất nhiều người mắc phải
- 05-06-2020Cứ 2-3 giờ sáng lại tỉnh giấc, khó ngủ lại được: Không chỉ là chứng mất ngủ, đây có thể là dấu hiệu của 3 loại bệnh nghiêm trọng
- 02-06-2020Ngày nắng nóng kỷ lục, nhiều người bị cơn đau nửa đầu hành hạ: Đây là 6 cách đối phó với chứng đau "địa ngục" ai cũng có thể áp dụng
- 02-06-2020Nắng nóng kỷ lục kéo dài, ai cũng cần uống nước vào 6 "thời điểm vàng" này để bảo vệ sức khỏe, ngăn tình trạng kiệt sức vì nhiệt
Tuổi 50 là khi gia đình, sự nghiệp đều đã ổn định. Đây cũng là độ tuổi mà sức khỏe đã bắt đầu xuống dốc, tỷ lệ mắc bệnh cao bởi cơ thể chúng ta bước vào thời kỳ lão hóa rất nhanh. Tuổi 50 là giai đoạn quyết định sức khỏe của cuộc đời. Trạng thái ở tuổi 50 có thể cho thấy khả năng kéo dài tuổi thọ của một người, nên nếu ba bộ phận trên cơ thể này bình thường thì điều đó nghĩa là bạn có khả năng kéo dài tuổi thọ cao hơn.
Khi bước vào thời kì lão hóa, cơ thể sẽ có một số thay đổi, đặc biệt với những người vóc dáng kém sẽ thấy có rất nhiều chuyển biến. Nếu bạn muốn có tuổi thọ, hãy luôn quan sát những thay đổi của cơ thể:
Số đo vòng bụng vẫn duy trì ở mức hợp lý
Vòng bụng của nhiều người dần dần tăng lên khi họ đạt đến 50 tuổi. Điều này là do tuổi tác làm các chức năng của cơ thể suy giảm, khả năng phân hủy chất béo cũng giảm dẫn đến một lượng lớn chất béo tích tụ trong bụng khiến số đo vòng bụng ngày căng lớn.
Nếu đến 50 tuổi mà bạn vẫn duy trì được kích thước vòng bụng của bạn ở mức hợp lý thì điều đó cho thấy hệ thống tiêu hóa và trao đổi chất vẫn bình thường. Đây là biểu hiện của một cơ thể khỏe mạnh, lối sống hợp lý và khả năng kéo dài tuổi thọ.
Chức năng của tim và phổi vẫn mạnh
Khi tuổi chúng ta lớn dần, các cơ quan trong cơ thể già đi và chức năng của các cơ quan nội tạng cũng sẽ suy giảm. Rõ ràng nhất là chức năng của tim và phổi. Đi được hai bước đã thở khò khè, thường xuyên chóng mặt là biểu hiện của việc chức năng tim và phổi đã suy giảm nghiêm trọng.
Nếu bạn chạy bộ mà không thở dốc, mang vác đồ đạc mà mặt không đổi sắc thì có thể chứng tỏ chức năng tim phổi của bạn vẫn rất mạnh mẽ. Những người có chức năng tim phổi khỏe mạnh cũng có các cơ quan khác trong cơ thể khỏe mạnh, và tuổi thọ sẽ được kéo dài hơn.
Bắp chân không bị chuột rút
Nhiều người cao tuổi sẽ gặp phải triệu chứng bắp chân bị chuột rút khi họ đi ngủ vào ban đêm. Hầu hết mọi người nghĩ rằng đó là do thiếu canxi ở người già nhưng thực tế không phải vậy. Khi các chức năng của cơ thể bắt đầu lão hóa, việc lưu thông máu và trao đổi chất sẽ giảm, các tạp chất trong máu tăng lên làm máu đặc lại và các chất kết dính trong mạch máu cũng sẽ tăng lên, dẫn đến các mạch máu bị tắc nghẽn và lưu thông máu kém. Việc chân bị chuột rút cho thấy các mạch máu của bạn đang “lão hóa".
Nếu bắp chân bạn không bị chuột rút có nghĩa là các mạch máu và máu của bạn vẫn khỏe mạnh, đó là dấu hiệu của người sống lâu.
Đối với nhiều người, 50 tuổi là một lời tạm biệt với nửa đầu để tiếp tục đến với nửa sau của cuộc đời, có một ý nghĩa rất khác biệt. Nếu bạn muốn sống khỏe mạnh và hạnh phúc đến hết đời, bạn phải chú ý đến việc duy trì sự cân đối cơ thể. Nếu ba bộ phận cơ thể này vẫn bình thường, điều đó có nghĩa là bạn có thể sống một cuộc sống khỏe mạnh và ổn định cho đến hết đời.
Mọi người đều có thể sống thọ, nhất là nếu họ biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của bản thân. Tuổi 50 không phải là khởi đầu của sự kết thúc, nó là điểm khởi đầumột giai đoạn mới của đời người. Đây là thời điểm tuyệt vời để đưa bạn và sức khỏe của bạn lên hàng đầu trong danh sách việc cần làm. Để duy trì sức khỏe ở tuổi 50, bạn cần chủ động thực hiện lối sống lành mạnh, thực hiện các biên pháp phòng ngừa bệnh tật:
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ tối thiểu mỗi năm 1 lần để sớm phát hiện các bệnh lý (nếu có) và điều trị kịp thời.
- Tập thể dục, rèn luyện sức khỏe thường xuyên như đi bộ, đạp xe, bơi lội…
- Giữ trạng thái lạc quan, vui vẻ, làm phong phú thêm đời sống tinh thần.
- Xây dựng và thực hiện chế độ dunh dưỡng lành mạnh, đầy đủ và cần bằng.
Theo Sohu