Mối đe dọa tiềm ẩn mới từ Covid-19: Ai cũng có thể là nạn nhân, đặc biệt là phụ nữ mang thai và sau sinh
Covid-19 khiến chúng ta chú ý bảo vệ sức khỏe thể chất, tuy nhiên lại thường bỏ quên sức khỏe tâm thần vốn quan trọng không kém.
- 18-07-2020Điều ít biết về bức ảnh nhạy cảm của Công nương Diana khi mang thai con đầu lòng khiến Nữ hoàng Anh nổi giận, truyền thông Anh điêu đứng
- 23-03-2020Có nên mang thai trong thời dịch COVID-19?
- 17-03-2020Lưu ý mới của WHO về khả năng lây nhiễm COVID-19 ở phụ nữ mang thai
Đại dịch đã ảnh hưởng không nhỏ đến tất cả mọi người – đặc biệt đối với phụ nữ mang thai và sau sinh. Covid-19 không chỉ tác động đến sức khỏe thể chất mà còn gây ra những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Brittney Pohler, một trợ lý bác sĩ khoa sản làm việc tại College Station, Texas cho biết: "Một điều mà tôi nhận thấy và quan tâm nhiều hơn là số lượng phụ nữ mắc phải tình trạng lo câu và trầm cảm đang ngày một gia tăng. Các con số cho thấy ngày càng có nhiều bệnh nhân phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe tâm thần; chúng không chỉ xuất hiện ở các bà mẹ mang thai và sau sinh, mà còn ở phụ nữ nói chung".
Sự cô lập đi kèm với giãn cách xã hội tác động tiêu cực đến sức khỏe tâm lý. "Các gia đình không thể tổ chức những ngày kỷ niệm cho đứa trẻ mới chào đời. Yêu cầu giãn cách xã hội đã tác động không nhỏ đến các hoạt động bình thường của chúng ta". Việc tuân thủ những nguyên tắc đó giúp phụ nữ mang thai bảo vệ sức khỏe, tuy nhiên nó khiến họ cảm thấy như đang "bị nhốt trong nhà" trong một thời gian dài.
Tất nhiên, những bà mẹ mới sinh cũng cảm thấy bị ảnh hưởng bởi trạng thái cách ly hiện tại. "Họ không thể ra ngoài đi dạo, không được gia đình hoặc bạn bè đến thăm và giúp đỡ như trước đây, vì vậy những người phụ nữ này bị đẩy vào trạng thái cô lập và gặp rất nhiều khó khăn".
Pohler hiểu những ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe tâm thần có thể xảy ra khi trở thành một người mẹ, và tình trạng bệnh lý này cần được quan tâm và điều trị kịp thời. Cô nói: "Khi tôi còn học ở trường, tôi được chẩn đoán mắc bệnh lạc nội mạc tử cung giai đoạn 4 và bị trải qua hành trình vô cùng khó khăn". Vì từng ở trong hoàn cảnh đối mặt với vấn đề về trầm cảm nên cô hiểu cảm giác tồi tệ mà nó mang lại cũng như cảm giác cần được chia sẻ và giúp đỡ của các bệnh nhân.
Chính những điều đã trải qua đã giúp Pohler nhận ra tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần và trở thành một bác sĩ sản khoa. "Khi bắt đầu, tôi chưa bao giờ nghĩ đến mình sẽ làm được những điều lớn lao cho bệnh nhân cho bệnh nhân của mình. Đôi khi bạn là người duy nhất mà họ cảm thấy thoải mái khi nói chuyện, bạn trở thành người bạn, người đồng hành với họ. Điều mà bạn có thể mang đến cho họ không phải những kiến thức y học cao siêu mà đơn giản chỉ là trò chuyện và lắng nghe họ".
Đó là lý do tại sao ngoài việc quan tâm đến tình trạng thể chất, cô còn chú ý chăm sóc sức khỏe tinh thần của những bà mẹ trước và sau sinh.
"Sức khỏe tâm thần luôn là vấn đề bị bỏ qua, đặc biệt đối với phụ nữ và sức khỏe sau sinh. Tôi không đồng ý với quan niệm và nhận thức sai lầm phổ biến trên mạng xã hội rằng bạn được sinh em bé này, vì thế bạn nên cảm thấy hạnh phúc và biết ơn vì điều đó".
Pohler muốn nhắc nhở mọi người rằng các vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo lắng, trầm cảm sau sinh… là những vấn đề cần được quan tâm giống như sức khỏe thể chất. Mọi người thường chỉ quan tâm đến em bé mà quên đi cảm xúc của người mẹ. Điều đó có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng không chỉ đối với người mẹ mà còn có thể gây nguy hiểm cho những đứa trẻ.
Pohler chứng kiến rất nhiều bệnh nhân của mình phải tìm đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý vì chứng lo âu và trầm cảm. Cô tin rằng việc cách ly và giãn cách xã hội đã dẫn đến sự gia tăng các vấn đề sức khỏe tâm thần cho phụ nữ. "Tất cả chúng ta đều là những sinh vật có thói quen. Chúng ta thích sự ổn định nhưng cũng cần có giao tiếp xã hội. Virus corona đã khiến chúng ta tập trung quá nhiều vào khía cạnh sức khỏe thể chất, nhưng tôi nghĩ rằng tinh thần cũng là vấn đề cần được quan tâm".
Thông thường các vấn đề sức khỏe tâm thần xuất hiện theo những cách khó nhận biết và chúng ta không nhận thấy ngay từ đầu."Đôi khi bệnh nhân không nhận thức được những gì họ đang gặp phải. Họ bắt đầu với các vấn đề như mất ngủ hoặc khó ngủ, suy nghĩ nhiều,... Sau đó tình trạng cách ly đẩy họ vào hoàn cảnh bị cô lập và những dấu hiệu như lo âu, trầm cảm trở nên trầm trọng hơn", bác sĩ bổ sung.
Theo Pohler, có những điều chỉnh nhỏ mà chúng ta có thể thực hiện để chăm sóc sức khỏe tinh thần của mình và người thân trong thời kỳ đại dịch.
"Hãy dành vài phút mỗi ngày, một tuần, để suy nghĩ về bản thân, lắng nghe, chăm sóc giấc ngủ, nghỉ ngơi thích hợp và áp dụng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý" - nữ chuyên gia gợi ý, đồng thời kêu gọi mọi người tiếp tục chấp hành lệnh giãn cách xã hội và tiếp tục đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Đó không chỉ tốt cho bản thân bạn mà còn để bảo vệ người khác.
Theo Health