MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mới lên thành phố 18 tháng, địa phương hút 5,3 tỷ USD vốn ngoại muốn đạt đô thị loại 2 vào năm sau

Địa phương này là nơi có dự án đầu tư lớn nhất của Đan Mạch vào Việt Nam từ trước tới nay.

Thời gian qua, TP Tân Uyên (Bình Dương) luôn duy trì mức tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, diện mạo đô thị ngày càng văn minh, hiện đại.

TP Tân Uyên đang quyết tâm, nỗ lực phấn đấu đến năm 2025 được công nhận là đô thị loại 2, Báo Bình Dương cho hay.

Ông Đoàn Hồng Tươi, Chủ tịch UBND TP Tân Uyên, cho biết trong quá trình thực hiện các tiêu chí đô thị loại 2, khó khăn lớn nhất của địa phương là hoàn thành tiêu chí đầu tư hạ tầng giao thông.

Dù được tỉnh phân bổ nguồn kinh phí ngân sách để đầu tư hạ tầng, tuy nhiên nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của địa phương vẫn cần nguồn kinh phí lớn, ông nói thêm.

Mới lên thành phố 18 tháng, địa phương hút 5,3 tỷ USD vốn ngoại muốn đạt đô thị loại 2 vào năm sau- Ảnh 1.

TP Tân Uyên đang phấn đấu lên đô thị loại 2 vào năm sau.

“Thành phố tiếp tục mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư nâng cấp, mở rộng các tuyến đường trên địa bàn; phấn đấu đến năm 2025 được công nhận là đô thị loại 2”, ông Đoàn Hồng Tươi nói.

Cũng theo Chủ tịch UBND TP Tân Uyên, đến nay phần lớn các tiêu chí về đô thị loại 2 thì thành phố này đã đạt; nhiều dự án kết cấu hạ tầng trọng điểm trên địa bàn đã và đang được đầu tư; nhiều khu đô thị, khu dân cư đã và đang được tập trung xây dựng, tạo diện mạo đô thị Tân Uyên khang trang, sạch đẹp.

Theo Nghị quyết 136/NQ-CP ngày 29 tháng 12 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về chia tách địa giới hành chính của huyện Tân Uyên thành thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Thị xã Tân Uyên chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/4/2014.

Thành phố Tân Uyên được thành lập theo Nghị quyết số 725/NQ-UBTVQH15, ngày 13/02/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, có hiệu lực thi hành từ ngày 10/4/2023. Đây là thành phố thứ tư của tỉnh Bình Dương, sau các thành phố Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An.

Mới lên thành phố 18 tháng, địa phương hút 5,3 tỷ USD vốn ngoại muốn đạt đô thị loại 2 vào năm sau- Ảnh 2.

TP Tân Uyên là thành phố thứ 4 của tỉnh Bình Dương.

Trang web của địa phương nhấn mạnh: “Thành phố Tân Uyên có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với vùng đất miền Đông Nam bộ. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, bao thế hệ người Việt Nam trên mọi miền đất nước đã về đây khai hoang, lập ấp, dựng làng, mở mang đất đai để sinh sống và sản xuất; nhiều phong tục, tập quán đã được du nhập tạo nên nền văn hóa đa dạng”.

Tân Uyên có hai khu công nghiệp VSIP lớn nhất nước

Với diện tích 19.175,72 ha, TP Tân Uyên nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, với 12 xã - phường. Những năm gần đây, Tân Uyên có tốc độ tăng trưởng cao, thu hút nhiều dự án đầu tư trong nước và ngoài nước vào các khu, cụm công nghiệp; giá trị sản xuất công nghiệp và thu ngân sách đạt cao.

Đến cuối năm 2023, cơ cấu kinh tế của TP Tân Uyên có tỷ trọng công nghiệp-dịch vụ-nông nghiệp tương ứng từ 62,3 - 36,61% - 1,09%; tổng giá trị các ngành kinh tế đạt 59.924 tỷ đồng, gấp 3,2 lần so với năm 2014.

Theo Ủy ban nhân dân TP Tân Uyên, với lợi thế của mình, những năm qua, địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao; thành phố đã thu hút hơn 2.000 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký hơn 34.000 tỷ đồng và gần 650 doanh nghiệp nước ngoài với tổng vốn đăng ký hơn 5,3 tỷ USD.

Mới lên thành phố 18 tháng, địa phương hút 5,3 tỷ USD vốn ngoại muốn đạt đô thị loại 2 vào năm sau- Ảnh 3.

Đến cuối năm 2023, Tân Uyên thu hút được 5,3 tỷ USD.

Hiện nay, thành phố có 3 khu công nghiệp và 3 cụm công nghiệp thu hút đầu tư rất hiệu quả , trong đó có 2 Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) lớn nhất nước là Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore 2 (VSIP 2) quy mô 2.045 ha và Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore 3 (VSIP 3) có quy mô hơn 1.000 ha.

Tuy mới thành lập nhưng VSIP 3 đã thu hút nhiều dự án có vốn đầu tư lớn. Tại đây, Tập đoàn Lego (Đan Mạch) đang xây dựng nhà máy sản xuất với tổng vốn đầu tư hơn 1,3 tỷ USD và sẽ đi vào hoạt động trong năm 2024. Đây là dự án đầu tư lớn nhất của Đan Mạch vào Việt Nam từ trước tới nay.

Ngoài ra, tại VSIP 3, Tập đoàn Pandora (Đan Mạch) đang đầu tư dự án 100 triệu USD để xây dựng nhà máy chế tác trang sức mới đẳng cấp thế giới.

Theo Duy Khoa

Nhịp sống thị trường

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên