Mỗi ngày chi gần 11 triệu USD nhập khẩu thức ăn gia súc
Trong 6 tháng đầu năm 2018 nước ta đã chi trên 1,98 tỷ USD để nhập khẩu thức ăn gia súc và nguyên liệu, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính ra mỗi ngày chi 10,95 triệu USD để nhập khẩu nhóm hàng này.
- 27-06-2018Trung Quốc giảm thuế đối với thức ăn chăn nuôi từ các nước châu Á do tranh chấp thương mại với Mỹ leo thang
- 05-05-2018Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có thể biến động mạnh
- 11-04-2018Giá thức ăn chăn nuôi rục rịch tăng
Thức ăn gia súc có xuất xứ từ Achentina nhập khẩu về Việt Nam nhiều nhất, chiếm 32,9% trong tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này của cả nước, đạt 651,45 triệu USD, giảm 21,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Nhập khẩu từ thị trường Hoa Kỳ tăng mạnh 90% so với cùng kỳ, đưa Hoa Kỳ trở thành thị trường lớn thứ 2 cung cấp thức ăn gia súc cho Việt Nam, với 321,08 triệu USD, chiếm 16,2% trong tổng kim ngạch.
Brazil mặc dù đứng thứ 3 về kim ngạch với 287,98 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng đột biến 322,6% - dẫn đầu thị trường về mức tăng kim ngạch.
Bên cạnh đó, thức ăn gia súc xuất xứ từ Trung Quốc nhập về Việt Nam cũng tăng tương đối mạnh 47,4% so với cùng kỳ, đạt 11,8 triệu USD. Nhập khầu từ thị trường Ấn Độ đạt 100,95 triệu USD, tăng 22,3%.
Đáng chú ý, nhóm hàng thức ăn gia súc nhập khẩu từ thị trường Bỉ tuy chỉ đạt 18,74 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì tăng rất mạnh 160,3%. Nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng 52,8%, đạt 24,46 triệu USD.
Tuy nhiên, nhập khẩu thức ăn gia súc từ thị trường Áo sụt giảm rất mạnh 91,8% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ đạt 3,54 triệu USD; nhập từ Canada cũng giảm tới 60%, đạt 10,78 triệu USD; nhập từ Italia giảm 43,2%, đạt 25,85 triệu USD; từ Anh giảm 39%, đạt 0,67 triệu USD.
Thị trường chủ yếu cung cấp thức ăn gia súc cho Việt Nam 6 tháng đầu năm 2018
Thức ăn gia súc nhập khẩu chủ yếu là ngô, đậu tương và lúa mì. Trong đó, nhập khẩu đậu tương 6 tháng đầu năm 2018 giảm 9,5% về khối lượng và giảm 8,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017, đạt 836.894 tấn, trị giá 365,53 triệu USD. Giá nhập khẩu tăng 0,6% so với cùng kỳ, đạt 436,8 USD/tấn.
Nhập khẩu ngô 6 tháng đầu năm 2018 tăng 34,3% về khối lượng và tăng 34,7% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2017, đạt trên 4,89 triệu tấn, trị giá 985,12 triệu USD. Giá ngô nhập khẩu tăng 0,3%, đạt 201,5 USD/tấn. Achentina và Brazil là hai thị trường cung cấp ngô lớn nhất cho Việt Nam, chiếm lần lượt là 52,3% và 9,6% trong tổng giá trị nhập khẩu mặt hàng này của cả nước. Đáng chú ý nhất là giá ngô nhập khẩu từ thị trường Ấn Độ trong 6 tháng đầu năm giảm rất mạnh 77,9% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 245,5 USD/tấn. Do đó, lượng ngô nhập khẩu từ thị trường này tăng đột biến gấp 179,4 lần so với cùng kỳ và kim ngạch cũng tăng 39,6 lần (đạt 76.959 tấn, tương đương 18,89 triệu USD).
Ngược lại, giá ngô nhập khẩu từ Thái Lan tăng rất mạnh 865% so với cùng kỳ, đạt 2.924 USD/tấn, nên lượng ngô nhập từ thị trường này giảm tới 97,8%, đạt 3.343 tấn và kim ngạch cũng giảm 78,7%, đạt 9,81 triệu USD.
Nhập khẩu lúa mì 6 tháng đầu năm tăng cả về giá, lượng và kim ngạch, với mức tăng tương ứng 15,6%, 7,4% và 24,2% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 2,76 triệu tấn, tương đương 657,42 triệu USD, giá bình quân 237,9 USD/tấn.
Lúa mì nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Nga và Australia, chiếm lần lượt 46,5% và 29,4% trong tổng kim ngạch. Nhập khẩu từ Nga tăng vượt trội gấp 24 lần về lượng và gấp 27,2 lần về kim ngạch so với cùng kỳ, đạt 1,4 triệu tấn, tương đương 305,79 triệu USD. Nhập khẩu từ Hoa Kỳ tuy không nhiều, chỉ đạt 135.450 tấn, tương đương 36,55 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm ngoái thì cũng tăng rất mạnh gấp 21,1 lần về lượng và tăng gấp 19,6 lần về kim ngạch.