Mối quan hệ thú vị giữa sự ra đời của Uber với việc tiêu thụ đồ uống có cồn
Các ứng dụng đặt xe trực tuyến làm tăng cao tỷ lệ người uống rượu say xỉn – và đồng thời làm tăng cầu tuyển dụng người pha chế, trang The Economist viết.
- 20-11-2019Founder Got It Hùng Trần: Ở Silicon Valley, có thời gian lúc nào cũng để 1.000 USD trong balo sẵn sàng về nước!
- 19-11-2019Nguyễn Hà Đông nói thật về việc gỡ Flappy Bird: "Tất cả mọi áp lực em đều không chịu được, tốt nhất là... gỡ"
- 18-11-2019Nhu cầu tuyển dụng tăng cao, doanh nghiệp Nhật "vật vã" tìm nhân sự Việt Nam
- 18-11-2019Công ty công nghệ hàng đầu Ấn Độ muốn đầu tư tổ hợp cho 10.000 kỹ sư ở Hưng Yên
Báo cáo so sánh tỷ lệ tiêu thụ đồ uống có cồn trước và sau khi Uber ra mắt tại 1 thành phố của Mỹ, 2009-16, đơn vị %
Nguồn: "Dịch vụ chia sẻ chuyến đi có làm tăng tiêu thụ đồ uống có cồn?", J. Burgdorf và cộng sự
Trên hành trình 10 năm của mình, Uber đã vấp phải không ít "ổ gà". Trong những năm gần đây, công ty đặt xe trực tuyến này gặp lùm xùm bởi các vụ bê bối quấy rối tình dục, các vụ kiện liên quan đến hợp đồng với tài xế và cuộc chiến với các nhà quản lý.
Giá cổ phiếu Uber đã giảm một phần ba kể từ khi lên sàn vào tháng Năm. Sau tất cả những lùm xùm này, thật dễ để quên đi có bao nhiêu người dân thành thị trên khắp thế giới đã tin tưởng vào Uber - hiện đang có mặt ở trên đường phố của hơn 700 thành phố.
Nhưng dù sao thì Uber cũng giúp những người trở về nhà từ những buổi tiệc một cách an toàn hơn nhiều.
Một nghiên cứu được công bố vào năm 2017 cho thấy sau khi Uber xuất hiện đến Portland, Oregon, các vụ tai nạn xe hơi liên quan đến rượu đã giảm 62%.
Nhưng đồng thời, sự bùng nổ của các ứng dụng đặt xe trực tuyến có thể lại khiến cho mọi người uống quá mức, vì họ biết rằng họ không phải cầm lái.
Một nghiên cứu mới của ba nhà kinh tế học - Jacob Burgdorf và Conor Lennon của Đại học Louisville và Keith Teltser của Đại học Bang Georgia - nhận thấy rằng sự sẵn có rộng rãi của các ứng dụng chia sẻ chuyến đi đã thực sự đã khiến cho đám đông đêm muộn say xỉn dễ dàng hơn.
Bằng cách kết hợp dữ liệu về tính sẵn có của Uber với các cuộc khảo sát sức khỏe từ Trung tâm kiểm soát dịch bệnh của Mỹ, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mức tiêu thụ rượu trung bình tăng 3%, tỷ lệ người uống rượu say xỉn - một người uống 4 hoặc 5 ly trong hai giờ - tăng 8% và tỷ lệ người uống nhiều rượu – có 3 hoặc nhiều hơn các cuộc nhậu nhẹt say xỉn trong vòng 1 tháng - tăng vọt 9% trong một vài năm khi công ty đặt xe trực tuyến hoạt động tại thị trấn.
Các con số này thậm chí còn tăng cao hơn ở các thành phố không có phương tiện giao thông công cộng, trong đó sự hiện diện của Uber khiến tỷ lệ người uống rượu trung bình tăng 5% và các trường hợp uống rượu say xỉn tăng lên khoảng 20%. Tỷ lệ người uống nhiều rượu vẫn tăng 9%.
Đáng chú ý, tỷ lệ người uống quá nhiều rượu đã thực sự giảm trước khi Uber xuất hiện, đưa ra bằng chứng rõ ràng hơn về sự ảnh hưởng tới hành vi của người dân bởi sự xuất hiện của công ty này.
Nếu mọi người có thể uống nhiều rượu hơn, nhưng ít có thể lái xe hơn, thì thật khó để nói lên tác động của các dịch vụ đặt xe trực tuyến lên sức khỏe cộng đồng nói chung là như thế nào. Điều đó nói rằng, có một nhóm các cá nhân được hưởng lợi rõ ràng từ sự hiện diện của Uber, Lyft và các nền tảng khác: nhân viên pha chế. Messrs Burgdorf, Lennon và Teltser nhận thấy rằng việc làm tại các quán bar và nhà hàng tăng trung bình 2% mỗi khi Uber gia nhập thị trường.