Món chân gà khoái khẩu của nhiều người có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe? Đây là những đối tượng tuyệt đối không nên ăn dù thèm đến mấy
Các món ăn từ chân gà ăn thường dai, ngon, sần sật, rất kích thích vị giác. Tuy nhiên, chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên lựa chọn chân gà là thực phẩm ăn thường xuyên.
- 23-10-202010 bài học sự nghiệp từ 24 năm kinh nghiệm của cha tôi: Mọi thứ không tự nhiên đến, muốn hái quả ngọt bạn phải "gieo hạt giống tốt"
- 23-10-2020Nếu nghĩ bình minh là lúc làm việc hiệu quả nhất thì bạn đã nhầm: Đây mới là thời điểm các nhà khoa học khuyên bạn nên hoàn thành những công việc quan trọng
- 23-10-2020Bài học quan trọng nhất về hạnh phúc từ nghiên cứu kéo dài nhất của Đại học Harvard: Đây là việc nên làm cả đời để viên mãn và thành công
Chân gà ngâm sả tắc, chân gà bóp thấu, chân gà chiên giòn là những món ăn hấp dẫn được rất nhiều người ưa thích và coi như một món ăn khoái khẩu. Chân gà được đánh giá cao vì những lợi ích sức khỏe của chúng, phần lớn là do hàm lượng collagen cao. Thực phẩm này thường được chế biến thành các món chua ngọt, chiên giòn và phục vụ với nước sốt, vì vậy mọi người thường tự hỏi liệu chúng có tốt cho sức khỏe hay không?
Do đó, bài viết này sẽ đánh giá tất cả những gì bạn cần biết về chân gà, bao gồm lợi ích, nhược điểm của chúng và một số cách chế biến phổ biến.
Giá trị dinh dưỡng của chân gà
Chân gà cung cấp một lượng hợp lý protein dưới dạng collagen, cũng như chất béo và một số vitamin và khoáng chất.
Chân gà bao gồm hầu hết các mô liên kết - da, sụn, gân và xương. Tuy nhiên, chúng vẫn khá bổ dưỡng và cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất có giá trị.
Một khẩu phần 2 chân gà (70 gram) cung cấp lượng dinh dưỡng bao gồm:
Lượng calo: 150
Chất đạm: 14 gam
Chất béo: 10 gam
Carb: 0,14 gam
Canxi: 5% giá trị hàng ngày (DV)
Phốt pho: 5% DV
Vitamin A: 2% DV
Folate (vitamin B9): 15% DV
Khoảng 70% tổng hàm lượng protein của chân gà là collagen - một loại protein cấu trúc cung cấp năng lượng và sức đề kháng cho da, gân, cơ, xương và dây chằng của cơ thể.
Chân gà cũng là một nguồn cung cấp folate (vitamin B9), hỗ trợ tổng hợp DNA và giúp ngăn ngừa các vấn đề khi sinh ở phụ nữ.
Thành phần chất béo của chúng chủ yếu đến từ da, thường được loại bỏ để nấu ăn. Tuy nhiên, chân gà thường được chiên giòn hoặc ăn kèm với nước sốt, điều này có thể làm tăng đáng kể lượng carb, chất béo và calo của chúng.
Chân gà có lợi ích gì cho sức khỏe?
Những lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của chân gà chủ yếu đến từ hàm lượng collagen cao của chúng.
Có thể cải thiện sức khỏe và làn da
Bằng chứng cho thấy rằng lượng collagen có thể cải thiện độ ẩm, độ nhám và độ đàn hồi của da bạn. Một nghiên cứu kéo dài 6 tháng trên 105 phụ nữ bị cellulite (hay còn gọi là sần vỏ cam) trung bình cho thấy việc uống collagen thường xuyên làm giảm đáng kể tình trạng cellulite.
Hơn nữa, trong một đánh giá của 11 nghiên cứu trên 805 người, lượng collagen cho thấy hiệu quả nhanh và dài hạn đối với việc chữa lành các vết thương và lão hóa da. Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật lưu ý rằng collagen có thể làm tăng độ ẩm cho da và giảm sự hình thành nếp nhăn do bức xạ tia cực tím B (UVB) - một loại tia cực tím gây cháy nắng.
Collagen có thể hoạt động bằng cách tăng mức độ axit hyaluronic - một phân tử giữ nước, được đánh giá là giúp ngăn ngừa lão hóa da.
Collagen trong chân gà có thể giảm đau khớp
Nghiên cứu cho thấy rằng collagen có thể kích thích tái tạo mô để giảm các triệu chứng của viêm xương khớp. Một nghiên cứu kéo dài 3 tháng ở 191 người bị thoái hóa khớp gối kết luận rằng, cung cấp một liều lượng collagen hàng ngày có nguồn gốc từ sụn gà có thể làm giảm đáng kể các dấu hiệu đau, cứng và rối loạn chức năng thể chất.
Một nghiên cứu kéo dài 12 tuần ở 139 vận động viên bị đau đầu gối cho kết quả tương tự. Những người uống 5 gam collagen mỗi ngày đã có những cải thiện đáng kể về cường độ đau khi hoạt động và giảm nhu cầu điều trị bổ sung.
Có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng mất xương
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng collagen có thể ngăn ngừa hiện tượng mất xương vì nó là thành phần chính của khối lượng xương. Uống collagen có thể cải thiện sự hình thành và mật độ xương ở phụ nữ sau mãn kinh.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng, uống 5 gam collagen peptide - một dạng collagen phân hủy - mỗi ngày sẽ làm tăng mật độ và tổng hợp khoáng chất của xương.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Tỷ lệ Elastin trên collagen là một thành phần quan trọng của động mạch và tĩnh mạch. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ elastin trên collagen tốt, là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh tim mạch.
Hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu. Một nghiên cứu trên động vật đã xác định rằng protein trong chân gà có thể giúp cải thiện lượng đường trong máu bằng cách kích thích peptide-1 giống glucagon (GLP-1), một loại hormone kích hoạt sản xuất insulin.
Những ai không nên ăn chân gà
Người mắc bệnh chuyển hóa, mỡ máu, cao huyết áp
Chân gà thường được chiên giòn, điều này có thể phủ nhận bất kỳ lợi ích tiềm năng nào của chúng. Thực phẩm chiên rán có nhiều axit béo chuyển hóa (TFA), có thể làm tăng các dấu hiệu viêm, cholesterol toàn phần, chất béo trung tính và cholesterol LDL (xấu) trong khi làm giảm cholesterol HDL (tốt). Điều này làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch hoặc tích tụ mảng bám trong tĩnh mạch và đau tim.
Bởi vậy, dù là món khoái khẩu, nhưng mọi người cũng không nên sử dụng thường xuyên món ăn này. Do chân gà có chứa nhiều chất béo nên những người bị rối loạn chuyển hóa, mỡ máu, cao huyết áp càng nên hạn chế ăn món ăn này.
Trẻ nhỏ, người già
Khi mua chân gà, bạn cần nhớ kiểm tra kỹ càng. Bởi Chân gà là bộ phận tiếp xúc rất nhiều môi trường bẩn, khả năng nhiễm bệnh cao, đặc biệt là bệnh liên quan đến đường tiêu hóa. Những chân gà có vẻ bẩn hoặc da bị bỏng do amoniac cho thấy việc quản lý vệ sinh kém. Bạn nên loại bỏ hoặc tránh những sản phẩm đó. Cuối cùng, chân gà có nhiều xương nhỏ, gây nguy cơ nghẹt thở cho cả trẻ em và người cao tuổi.
Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Nguyên trưởng khoa Vi chất, Viện dinh dưỡng Quốc gia, việc ăn các món ăn chế biến từ chân gà chỉ để thỏa mãn vị giác là chủ yếu. Bởi các chất dinh dưỡng trong chân gà cơ thể khó hấp thu hết. Ngoài ra, nếu chân gà không được đảm bảo vệ sinh, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, để lâu, thì chúng có thể chứa chất độc hại cho sức khỏe.